thiet-ke-tower-defense

Thiết kế Tower Defense Game – Cấu trúc sinh quái

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH LEVEL UP CÙNG THIẾT KẾ GAME
Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    LỜI NÓI ĐẦU

    Nếu là người trong giới game thủ nói chung và Thiết kế Game nói riêng, mình chắc hẳn rằng các bạn đã từng một lần chơi qua thể loại Tower Defense (hay còn có tên gọi khác là Thủ Thành hay Thủ Trụ).

    Có thể thấy rằng, thể loại này cực kì phổ biến và có mặt trên hầu hết các nền tảng, từ PC tới Webgame, Console, Mobile Game với hàng ngàn sản phẩm các nhau.

    Cách chơi của chúng hầu hết đều “na ná” như nhau nhưng rất có sức gây nghiện và được nhiều người chơi ưa thích.

    Đã bao giờ bạn tự hỏi: “Một game Tower Defense sẽ được thiết kế như thế nào chưa ?”.

    Hôm nay, tiếp theo chuyên mục hướng dẫn kĩ thuật chuyên sâu về Thiết kế Game. Mình sẽ chia sẻ đến các bạn một vấn đề được xem là chìa khóa quan trọng nhất khi thiết kế Tower Defense Game. Đó là thiết kế cấu trúc sinh quái.

    Trước hết, hãy tìm hiểu những khái niệm cơ bản.

    1. TOWER DEFENSE LÀ GÌ ?

    Tower Defense là một game thuộc thể loại chiến thuật.

    Đúng như tên gọi của mình, lối chơi xuyên suốt của một game Tower Defense xoay quanh việc chặn đứng bước tiến của kẻ địch. Mục đích cuối cùng là bảo vệ căn cứ được giao.

    Căn cứ ở đây có thể là bất cứ thứ gì. Từ một tòa lâu đài, một chiếc bánh ngọt hoặc một kho báu ngàn năm.

    thiet-ke-tower-defense-2

     

    Người chơi sử dụng các loại trụ được cung cấp tùy theo ý đồ của nhà Thiết kế game và địa hình màn chơi. Nhiệm vụ chính là cản bước và tiêu diệt quân thù trước khi chúng lọt vào địa điểm được bảo vệ.

    Dù cho có những thay đổi về thiết kế Tower Defense trong lịch sử tiến hóa. Như về bối cảnh, tư duy chiến thuật, phương pháp thể hiện đồ họa, các yếu tố cộng thêm bên ngoài…Tuy nhiên, nguyên lí cơ bản của một game Tower Defense hầu như không thay đổi.

    2. TẠI SAO NÊN LÀM MỘT GAME TOWER DEFENSE ?

    Tower Defense là một trong những thể loại có sức gây nghiện rất cao.

    Nhờ lối chơi cơ bản, dễ nắm bắt. Tower Defense nghiễm nhiên trở thành một trong những thể loại game đạt đến cảnh giới : “Easy to play, Hard to Master”.

    Bạn có thể tham khảo về một thể loại game khác, cũng đạt được cảnh giới này tại đây.

    Điều này là thứ khiến cho một game Tower Defense có một ma lực khó cưỡng lại. Cho dù ngay từ đầu có thể bạn đã biết lối chơi sẽ diễn ra như thế nào.

    thiet-ke-tower-defense-1

    Nếu chọn chủ đề cốt truyện tốt, bạn có thể xây dựng một tựa game Tower Defense dành cho hầu hết mọi lứa tuổi. Tượng đài Plants vs Zombies đã làm rất tốt điều đó (mình biết có một số người chơi đã ở tuổi làm bà, nhưng vẫn rất nghiện game này).

    [Tìm hiểu thêm]. Cách xây dựng cốt truyện

    3. THIẾT KẾ CẤU TRÚC SINH QUÁI CHO GAME TOWER DEFENSE

    Như mình đã đề cập ở đầu bài viết, với con mắt và tư duy của một nhà Thiết kế Game.

    Nếu bỏ qua các yếu tố về âm thanh, đồ họa, cốt truyện…. Điều khiến một game Tower Defense trở nên hấp dẫn chính là cấu trúc sinh quái.

    Ở bài viết này, mình sẽ hướng dẫn cho các bạn cấu trúc sinh quái cho các game có thiết kế theo màn chơiStage Mode. Dựa vào các hướng dẫn này, các bạn có thể triển khai một phiên bản thiết kế khác là Endless Mode.

    Hoặc nếu mình cảm thấy rằng các bạn có quan tâm và cần nội dung chi tiết hơn, mình sẽ đề cập đến vấn đề này ở một bài viết khác.

    Bây giờ, mình sẽ đi vào chi tiết. Vì đặc thù đây là bài hướng dẫn chuyên sâu nên mình sẽ sử dụng một số thuật ngữ phổ biến, để cho câu cú gọn gàng hơn.

    Nếu là người mới, bạn có thể sẽ quan tâm đến phần bên dưới.

    NGƯỜI MỚI VÀ CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
    Các giải đáp có thể giúp bạn dễ dàng bắt đầu và tiến bộ nhanh chóng hơn.
    Tìm hiểu thêm tại đây
    Khi có gì thắc mắc, các bạn cứ nhắn lại ở phần bình luận nhé!

    a. Các yếu tố chính

    Quái (Enemies) được sinh ra ở một màn chơi của game Tower Defense cơ bản sẽ hoạt động dựa vào các yếu tố sau

    • Wave – Kết cấu của đợt quái.
    • Timeline – Thời gian xuất hiện. Thời gian này được đếm từ khi bắt đầu khởi tạo màn chơi.

    b. Cấu trúc của một Wave

    Về bản chất, dòng quái trong một màn chơi là sự kết hợp của nhiều Wave quái được sinh ra ở các thời điểm khác nhau (hoặc có thể sinh ra cùng một lúc tùy vào thiết kế độ khó).

    Cấu trúc một Wave sẽ có các thuộc tính cơ bản như sau:

    • ENEMY TYPE: Chủng loại quái
    • SIZE: Số lượng quái có trong wave đó
    • INTERVAL: Khoảng cách thời gian sinh quái có trong wave, thường tính bằng miliseconds (ms)
    • INTERVAL NEXT: Khoảng cách thời gian để sinh ra wave tiếp theo, cũng thường tính bằng miliseconds (ms).

    Ví dụ

    enemies:[“Goblin”]

    size:3

    interval:3000

    intervalNext:5000

    Theo cấu trúc trên, wave quái này có 3 con Goblin, thời điểm sinh ra mỗi con cách nhau 3s. Sau khi con cuối cùng được sinh ra, 5s sau sẽ chạy wave kế tiếp.

    Có thể có nhiều biến thể khác trong cách thiết kế cấu trúc này (nhiều ENEMY TYPE trong một wave chẳng hạn).

    Nhưng lời khuyên và kinh nghiệm của mình khi làm phần này là: “Một wave chỉ nên có 1 ENEMY TYPE”.

    Điều này sẽ phát huy tác dụng khi bạn cân bằng các wave quái và giúp cho wave của bạn dễ cân bằng theo hướng đối tượng hơn (mình mượn từ này trong khái niệm lập trình hướng đối tượng).

    Nếu có nhu cầu làm nhiều ENEMY TYPE, hãy đặt các wave ở các Timeline khác nhau.

    c. Cấu trúc của một màn chơi

    Như vậy, với các dữ kiện kể trên, quái sinh ra ở màn chơi của bạn sẽ có thể được định hình ở dạng như sau

    [wave a]:[Timeline a]

    [wave b]:[Timeline b]

    Ngoài ra, màn chơi có thể chứa thêm một số dữ liệu khác như số tiền đạt được khi thắng cuộc, thời gian màn chơi, mode chơi…Tùy theo các thiết kế mở rộng của bạn.

    LỜI KẾT

    Ở trên là một số hướng dẫn cho chìa khóa mở ra con đường quan trọng nhất khi thiết kế một game Tower Defense.

    Tower Defense là dạng game không thể thiếu trên thị trường hiện nay.

    Mặc dù có lối chơi khá thụ động, lặp đi lặp lại nhưng tính chiến thuật và đòi hỏi sự vận dụng đầu óc trong khi chơi vẫn rất cao.

    Nó vẫn hứa hẹn là một trong những thể loại game mang đầy triển vọng mà người Thiết kế Game nên thử sức.

    P/S: MẪU THIẾT KẾ DỮ LIỆU CẤU TRÚC SINH QUÁI ĐỂ BẠN THAM KHẢO

    Nếu các bạn vẫn còn cảm thấy khó hiểu với những lý thuyết ở trên. Mình sẽ gửi đến các bạn một mẫu dữ liệu được thiết kế cho một màn chơi của game Tower Defense.

    Kèm theo đó là hướng dẫn kết hợp nó trong thiết kế của bạn và các yêu cầu mà bạn cần mô tả cho bộ phận lập trình.

    NỘI DUNG GIỚI HẠN

    Vui lòng nhận mật khẩu trong phần mô tả tại kênh Youtube của Thiết kế Game. BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN MẬT KHẨU!

    Nếu cảm thấy bài viết có ích, hãy giúp mình chia sẻ nhé:
    ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH LEVEL UP CÙNG THIẾT KẾ GAME
    HƯỚNG DẪN BẰNG VIDEO CLIP
    VIỆC LÀM CHO GAME DESIGNER

    THÔNG TIN TÁC GIẢ

    thiet-ke-game

    CHRISTIAN NGUYỄN

    • Người sáng lập Thiết kế Game.
    • Công việc hiện tại: Lead Game Designer, Training, Coaching, Knowledge Management.
    • Thế mạnh: Thiết kế Game và Quản lí dự án
    • Kĩ năng bổ trợ: UI/UX Designer, Web Design, Game Trailer, Sound Design
    • Sở thích: Chơi game, thể thao, đọc sách & chia sẻ kiến thức

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    0 Comments
    Inline Feedbacks
    View all comments