core_loop_cover

Những điểm cần chú ý khi thiết kế Core Loop

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH LEVEL UP CÙNG THIẾT KẾ GAME
Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    1. LỜI MỞ ĐẦU

    “Core Loop” là một thuật ngữ khá phổ biến trong Thiết kế Game. Core Loop đóng vai trò cực kì quan trọng, nó được xem như xương sống và quyết định việc thành hay bại của một sản phẩm.

    2. Core Loop là gì?

    Core Loop là những hành động mà người chơi sẽ thực hiện lặp đi lặp lại trong toàn bộ vòng đời game của bạn. Không quan trọng game của bạn có bao nhiêu chế độ (mode), vẫn luôn có những thứ mà người chơi sẽ làm đi làm lại. Nếu Core Loop không được thiết kế một cách chắc chắn để trở nên thân thiện với người chơi, họ sẽ cảm thấy bối rối và không sớm thì muộn cũng sẽ thực hiện hành động cuối cùng: Xóa Game

    3. Các thành phần của Core Loop

    Trong hầu như tất cả mọi dòng game, Core Loop được cấu thành từ ba phần chính:

    • Hành động (ACTION): Người chơi thực hiện một hành động cốt lõi – thường được gọi là Core Gameplay.
    • Phần thưởng (REWARD): Người chơi được tặng thưởng bằng tiền tệ trong game. Hình thức khen thưởng và đơn vị có thể thay đổi theo tiến trình chơi hoặc các chế độ chơi khác nhau.
    • Tiến trình (PROGRESS): Người chơi sử dụng phần thưởng của họ để đạt được một mục tiêu nào đó (nâng cấp nhân vật, mở khóa nhân vật mới, mua sắm trang bị, khám phá những vùng đất mới…).

    Khi thiết kế Core Loop, bạn cần đảm bảo có đầy đủ các yếu tố trên, nếu không, rất nhiều khả năng game của bạn sẽ không thể vận hành một cách hoàn chỉnh.

    4. Vai trò của Core Loop

    Thông qua Core Loop, Game Designer truyền tải thông điệp đến người chơi rằng họ đang tiến bộ từng chút một, cũng đồng nghĩa với việc họ càng chơi lâu, phần thưởng sẽ càng có giá trị và mục tiêu họ đạt được trong game sẽ càng lớn. Đồng thời, người chơi sẽ dễ dàng cảm nhận được họ đã đi được bao xa trong hành trình vòng đời của game.

    Core Loop được thiết kế tốt sẽ là nền tảng vững chắc để phát triển cho tựa game của bạn. Core Loop càng hấp dẫn, bạn càng dễ dàng tạo ra các nội dung mới khi cập nhật game.

    5. Ví dụ cụ thể

    Ở tựa game Candy Crush, với một Core Gameplay Match 3 và một Core Loop rất tốt, để kiếm tiền và giữ chân người chơi, nhà sản xuất hầu như chỉ cần tạo ra nội dung mới là hàng trăm màn chơi mới trong mỗi lần cập nhật và một vài sự kiện, nhiệm vụ nhỏ trong game.

    Tương tự ở Clash Royale,  Core Loop đã được thiết kế quá tốt, nên hầu như các lần cập nhật đều chỉ là giới thiệu Cards mới hoặc những chế độ chơi phụ.

    LỜI KẾT

    Thiết kế Game cũng giống như xây dựng, để xây được một căn nhà lớn, bạn cần có một nền móng và bộ khung vững chãi. Rất hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn xây được một kết cấu chắc chắn cho sản phẩm của mình.

    Nếu cảm thấy bài viết có ích, hãy giúp mình chia sẻ nhé:
    ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH LEVEL UP CÙNG THIẾT KẾ GAME
    HƯỚNG DẪN BẰNG VIDEO CLIP
    VIỆC LÀM CHO GAME DESIGNER

    THÔNG TIN TÁC GIẢ

    thiet-ke-game

    CHRISTIAN NGUYỄN

    • Người sáng lập Thiết kế Game.
    • Công việc hiện tại: Lead Game Designer, Training, Coaching, Knowledge Management.
    • Thế mạnh: Thiết kế Game và Quản lí dự án
    • Kĩ năng bổ trợ: UI/UX Designer, Web Design, Game Trailer, Sound Design
    • Sở thích: Chơi game, thể thao, đọc sách & chia sẻ kiến thức

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    2 Comments
    Inline Feedbacks
    View all comments
    cuongmt

    Mấy game đơn giản như Terist, Contra thì core-loop không có phải không bạn ?