lam-game-mot-minh

Đừng bỏ qua nếu bạn định làm game một mình!

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH LEVEL UP CÙNG THIẾT KẾ GAME
Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    LỜI NÓI ĐẦU

    “Liệu làm game một mình có thành công không ?”

    “Cần phải học những gì để có thể làm game một mình ?”

    Đây là 2 trong số rất nhiều câu hỏi mà các bạn mới bước chân vào ngành game thường hay nhắn tin hỏi mình. Tất cả đều nói về một vấn đề phổ biến nhưng nhiều trăn trở: “Làm game một mình”.

    Dĩ nhiên, nếu dựa vào tình hình thị trường hiện tại, lời khuyên của mình sẽ là HÃY CẨN TRỌNG.

    Có lẽ các bạn đã nghe khá nhiều những lời phân tích về việc này từ những người đi trước. Nhưng số lượng câu hỏi gửi về cho mình về vấn đề này vẫn không ngừng tăng.

    Điều này cho thấy nhu cầu và khát vọng làm game một mình vẫn hiện hữu trong đầu bạn.

    lam-game-mot-minh-1

    Bạn thực sự có tiềm năng? Hay đây chỉ là những khát khao dại khờ của một người trẻ tuổi? Có cơ may nào cho việc làm game một mình không?

    Cá nhân mình luôn có một quan điểm

    Mình luôn dành sự tôn trọng và kì vọng rất cao dành cho những người thực sự có quyết tâm. Bất kể độ tuổi và kinh nghiệm của bạn ra sao.

    Thực sự, mình đã phải trả vài cái giá khá đắt cho việc này. Nhưng không sao cả!

    Trong ngành game, chính những gã có quyết tâm “khờ dại” nhất mới thực sự tạo nên những thế giới game tốt đẹp nhất.

    Qua các bạn, mình nhớ lại hình ảnh của mình vào thời điểm mới chập chững bước vào nghề.

    Thế nên, với bài viết này, mình sẽ nhắn nhủ đến bạn về vài thứ mà bạn cần chuẩn bị, trước khi có tham vọng trở thành một “gã khờ vĩ đại” trong thế giới game.

    1. BẠN LÀM GAME VỚI MỤC ĐÍCH GÌ?

    Đây là câu hỏi đầu tiên bạn nên đặt cho chính mình.

    Bạn sẽ cần một mục đích thực sự rõ ràng để tạo động lực. Để mà, khi bạn thoáng có ý nghĩa bỏ cuộc. Thì động lực này sẽ là lí do để bạn tiếp tục phấn đấu.

    2. BẠN CẦN TIỀN

    Nếu lí do là tiền. Bạn có thể ngay lập tức từ bỏ ý nghĩ này.

    Để kiếm tiền từ việc làm game. Sẽ có nhiều lựa chọn tối ưu hơn so với việc làm game một mình.

    lam-game-mot-minh-2

    Nếu là người mới và bắt đầu từ con số 0. Hãy học một kĩ năng làm game (lập trình, thiết kế game, đồ họa game,…).

    Và nó cần thỏa mãn một trong các vấn đề sau (nếu thỏa mãn tất cả thì càng tuyệt vời)

    • Thứ bạn thích nhất
    • Kĩ năng bạn giỏi nhất
    • Điều mà bạn nghĩ thị trường đang cần

    Hãy rèn luyện chúng để thành thạo ở một mức nào đó. Kế tiếp, hãy xin thực tập tại một công ty game mà bạn muốn.

    Có một số điều bạn cần lưu ý khi xin thực tập ở vị trí Thiết kế Game. Hãy tham khảo  BÀI VIẾT NÀY

    Nếu chọn đúng công ty tốt. Ở công ty, bạn sẽ được đào tạo và có thể có phụ cấp khi thực tập (mức này cũng khá ổn với nhu cầu của sinh viên).

    Hãy cố gắng thể hiện tốt để trở thành nhân viên chính thức, khi đó bạn sẽ được trả lương. Nếu bạn làm được điều này, đây sẽ là bước thành công đầu tiên trong việc kiếm tiền từ việc làm game.

    Tiếp theo, nếu cảm thấy công ty phù hợp với mình. Hãy ra sức cống hiến cho công ty. Vui vẻ và chan hòa với đồng nghiệp. Nếu được đề bạt lên các vị trí tốt, mức thu nhập mang lại cho bạn sẽ không hề thấp.

    3. BẠN MUỐN TẠO RA MỘT TỰA GAME THEO Ý MUỐN

    Nếu là lí do này. Không cần thiết phải làm tất cả một mình.

    Giải pháp tối ưu vẫn là luyện tập một kĩ năng. Sau đó, bạn sẽ cần tìm những người cộng sự có những kĩ năng khác để bù đắp vào các khiếm khuyết của bạn.

    lam-game-mot-minh-3

    Bạn nên suy nghĩ về việc thành lập một team làm game. Thông thường, việc này có thể xảy ra vào hai thời điểm

    • Sau khi tốt nghiệp
    • Sau khi đi làm được một thời gian

    a. Thành lập team làm game sau khi tốt nghiệp

    Trường hợp bạn may mắn tìm được những người bạn – cũng là những mảnh ghép phù hợp cho team làm game của bạn. Bạn có thể thành lập một team ngay sau khi tốt nghiệp hoặc ngay cả trong lúc còn đi học.

    Ưu điểm

    Nhiệt huyết và ý tưởng dồi dào. Đa số các bạn còn đi học và vừa ra trường chưa phải vướng bận những vấn đề như các bạn đã đi làm.

    Nếu bạn may mắn chọn đúng ngáchtốc độ ra sản phẩm tốt. Vẫn có xác suất để thành công.

    Nhược điểm

    Nguy cơ tan rã trong trường hợp này là khá cao.

    Chỉ kĩ năng là không đủ. Bạn cần có kinh nghiệm xử lí những vấn đề phát sinh khi làm game. Chưa tính đến những thứ phát sinh khi làm việc nhóm. Ngoài ra, khi bạn ra trường, kì vọng về tài chính của bản thângia đình sẽ là một áp lực cực lớn.

    Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần và chất lượng công việc của bạn.

    b. Thành lập team sau khi đi làm một thời gian

    Đây là lựa chọn khá an toàn. Sau một thời gian đi làm, bạn sẽ xây dựng được những mối quan hệ ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu tìm được người chung chí hướng, bạn có thể thành lập một team tại thời điểm này.

    Ưu điểm

    Bạn đã có kinh nghiệm và tương đối từng trải. Bạn đã có thể xử lí những vấn đề phát sinh thông qua kinh nghiệm làm việc của mình. Sự từng trải sẽ giúp bạn tránh được những tranh cãi nhỏ nhặt và khả năng làm việc nhóm tốt hơn.

    Nếu tốc độ ra mắt sản phẩm tốt cộng thêm chút may mắn. Khả năng thành công sẽ lớn hơn nhiều lần.

    Nhược điểm

    Chính vì bạn là người có kinh nghiệm, nên kì vọng của bạn đặt lên sản phẩm cũng là khá cao. Lúc này, thứ làm khó bạn sẽ là việc tìm đầu ra và phân phối, vận hành sản phẩm.

    Ngoài ra, nếu team của bạn chỉ làm việc part-time. Rất khó để có sự kết nối tốt giữa các thành viên. Việc thức khuya liên tục sẽ khiến sức khỏe của bạn đi xuống một cách trầm trọng và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến công việc chính thức của bạn.

    Nếu quyết định nghỉ việc để thành lập team. Bạn cần có một lượng dự trữ tài chính tốt, đủ để tồn tại trong lúc chờ sản phẩm ra mắt. Hãy cẩn thận với việc này, vì nó sẽ khiến bạn stress khá nhiều khi bị áp lực từ cha mẹ, vợ con(nếu bạn đã lập gia đình).

    4. BẠN CẢM THẤY MÌNH LÀM VIỆC TỐT NHẤT KHI MỘT MÌNH

    Nếu bạn có một lượng tài chính đủ ổn để tồn tại. Có thể gia đình bạn có điều kiện, bạn sống ở một quốc gia có phúc lợi trợ cấp tốt.

    Bạn không có vướng bận về trách nhiệm với bất cứ ai. Thứ duy nhất bạn cần chịu trách nhiệm là sự nghiệp của bản thân mình.

    Bạn cảm thấy mình có tài năng nhưng lập dị và cảm thấy khó có thể hợp tác với người khác.

    Xin chúc mừng, bạn có đủ điều kiện để làm game một mình!

    Vậy, bước tiếp theo, chúng ta nên bàn tới việc: “Bạn cần học những gì ?”

    5. BẠN CẦN HỌC NHỮNG GÌ?

    a. Học chọn game

    Đây là điều đầu tiên bạn cần suy nghĩ. Mình sẽ khuyến nghị bạn chọn theo các tiêu chí sau

    • Khả năng của bản thân
    • Nhu cầu của thị trường
    • Đầu ra cho sản phẩm

    Ước lượng khả năng của bản thân để đảm bảo tốc độ ra sản phẩm. Với tình hình thị trường khốc liệt như hiện tại. Ý tưởng của bạn có thể cực kì tốt vào thời điểm bắt đầu. Nhưng tới khi ra mắt game, thị trường có thể sẽ không cần nó nữa.

    Hãy nhớ rằng, cho dù bạn có giỏi đến mức nào, thời gian của một người trong một ngày cũng chỉ là 24h. Nếu dùng sức, bạn khó có thể đấu với 240h của 10 người khác. Hãy chọn một cách khôn ngoan và thông minh.

    Cần nghiêm túc xác định chất lượng của tựa game bạn sẽ hướng tới. Nếu bạn chọn làm các game nhỏ như Hyper-casual. Hãy đọc thật cẩn thận  BÀI VIẾT SAU

    b. Học sản xuất

    Mọi sản phẩm game đều được cấu thành từ ba yếu tố chính

    • Thiết kế
    • Lập trình
    • Đồ họa

    Để làm được một tựa game hoàn chỉnh. Bạn cần học cả ba hoặc ít nhất là kĩ năng thiết kếlập trình.

    Mảng đồ họa và âm thanh bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp từ các nguồn outsource. Hoặc bạn có thể mua trực tiếp chúng từ các chợ tài nguyên nếu cảm thấy phù hợp để sử dụng.

    Ở Việt Nam cũng có khá nhiều team nhận thực hiện các công đoạn đồ họa cho game(concept, animation, hiệu ứng,…). Chất lượng họ làm không thua gì so với các game có đồ họa tốt trên thế giới.

    Ví dụ có thể kể đến team IGU ART – Bạn có thể xem thông tin của họ TẠI ĐÂY

    c. Học vận hành – Học Marketing

    Đã qua rất lâu rồi thời kì bạn chỉ cần có game, upload lên store và ngồi đợi tiền về. Sau khi có sản phẩm, bạn sẽ cần học cách Marketing và Vận Hành.

    Trong game, hai lĩnh vực trên có thể ví von như sau

    • Marketing – Công việc mang người chơi đến với game.
    • Vận Hành – Công việc giữ người chơi ở lại game.

    Có một điều bạn nên biết. Nếu chi phí dành cho việc sản xuất là $1. Chi phí cho Marketing và Vận hành có thể là $5. Có thể là $10, $100…

    Thực tế hơn, tức là cái giá bạn phải trả cho mỗi lần thất bại đều được quy ra tiền. Và hãy tin mình, nó không hề rẻ đâu!

    6. VẬN DỤNG QUY TẮC THÙNG NƯỚC

    Nói về việc rèn luyện kĩ năng, người ta thường nhắc đến quy tắc 10.000 giờ. Tức là bạn cần bỏ ra khoảng 10.000 giờ luyện tập để trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định.

    Đối với những người có tố chất đặc biệt và phân phối thời gian hợp lí. Thời gian này có thể rút xuống 5.000 giờ đến 8.000 giờ.

    lam-game-mot-minh-5

    Nhưng khi bạn quyết định làm game một mình. Bạn sẽ cần quan tâm hơn đến quy tắc Thùng Gỗ.

    Một chiếc thùng nước được ghép từ những mảnh gỗ. Mảnh gỗ thấp nhất sẽ quy định lượng nước chứa được trong thùng.

    Tầm vóc của cá nhân bạn sẽ quyết định chất lượng của sản phẩm.

    Vì đã quyết định tự mình làm tất cả. Nên bạn sẽ cần lên kế hoạch để phát triển bản thân một cách toàn diện.

    Thế nên, hãy áp dụng quy tắc Thùng Gỗ. Và tìm cách khắc phục từng điểm yếu, để lượng nước bạn có thể chứa được là nhiều nhất có thể.

    LỜI KẾT

    Bài viết cũng đã dài. Hi vọng các bạn đang có ý định làm game một mình có thể rút ra được điều gì đó cho bản thân mình.

    Trên thế giới thực sự không thiếu những tựa game tốt chỉ do một cá nhân sản xuất. Nhưng khi vén bức màn hậu trường phía sau, cái giá họ phải trả đôi khi không hề rẻ một chút nào.

    Nếu bạn có đam mê và đủ quyết tâm. Hãy lên kế hoạch kĩ lưỡng và bắt tay vào hiện thực hóa nó.

    Mình rất hi vọng một ngày nào đó sẽ được chơi một tựa game đẳng cấp thế giới chỉ do mình bạn sản xuất.

    Chúc thành công!

    Nếu cảm thấy bài viết có ích, hãy giúp mình chia sẻ nhé:
    ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH LEVEL UP CÙNG THIẾT KẾ GAME
    HƯỚNG DẪN BẰNG VIDEO CLIP
    VIỆC LÀM CHO GAME DESIGNER

    THÔNG TIN TÁC GIẢ

    thiet-ke-game

    CHRISTIAN NGUYỄN

    • Người sáng lập Thiết kế Game.
    • Công việc hiện tại: Lead Game Designer, Training, Coaching, Knowledge Management.
    • Thế mạnh: Thiết kế Game và Quản lí dự án
    • Kĩ năng bổ trợ: UI/UX Designer, Web Design, Game Trailer, Sound Design
    • Sở thích: Chơi game, thể thao, đọc sách & chia sẻ kiến thức

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    0 Comments
    Inline Feedbacks
    View all comments