tien-trong-game

Kinh tế học khi thiết kế đồng tiền trong Game

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH LEVEL UP CÙNG THIẾT KẾ GAME
Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    Đối với một nhà Thiết kế Game, kiểm soát đồng tiền trong game là một trong những thử thách khó nhằn nhất.

    Suy cho cùng, bản chất của game vốn là sản phẩm của một ngành dịch vụ. Nếu bạn cung cấp được một sản phẩm tốt và mang lại giá trị cho khách hàng (ở đây là người chơi), bạn xứng đáng được hưởng những thành quả tốt đẹp từ nó.

    Đây cũng là điều khó khăn nhất. Mọi nhà Thiết kế Game đều mong muốn tạo ra một sản phẩm hấp dẫn, cân bằng và có thể sinh lời.

    Điểm mấu chốt trong vấn đề này, chính là nắm được các nguyên tắc cơ bản của kinh tế học. Và từ đó, kiểm soát được “dòng chảy” của các đồng tiền trong game.

    1. TIỀN LÀ GÌ?

    Tiền là đơn vị để so sánh giá trị của hàng hóa và dịch vụ.

    Đồng tiền là một khái niệm trừu tượng, được thực thể hóa bằng các sản phẩm thực tiễn (Đô la Mỹ, Bảng Anh, Bath Thái, Bitcoin…). Mục đích để cho những người sử dụng đồng tiền cảm nhận được “sự tồn tại” của nó.

    Nếu bạn có tìm hiểu về lịch sử loài người, bạn sẽ nhận thấy rằng, chúng ta trải qua những thời kì phát triển vượt bậc thông qua các cuộc cách mạng

    • Nhận Thức – Khoảng 70.000 năm trước, sự trỗi dậy của ngôn ngữ tưởng tượng.
    • Nông Nghiệp – Khoảng 12.000 năm trước, cây trồng và vật nuôi, công cuộc định cư lâu dài.
    • Khoa Học – Khoảng 500 năm trước. Nhân loại thừa nhận sự ngu dốt và bắt đầu đạt được sức mạnh chưa từng có.
    • Công Nghiệp – Khoảng 200 năm trước, đạt được nhiều thành tựu, kéo theo đó là việc tuyệt chủng hàng loạt với quy mô chưa từng có của các loài động thực vật.

    Trong đó, đồng tiền bắt đầu xuất hiện ở thời điểm bắt đầu cách mạng Nông Nghiệp (trao đổi qua vỏ sò, hổ phách,…). Các “đồng tiền” vào thời điểm này rất sơ khai và chỉ có tác dụng trao đổi trong những khu vực địa lý nhất định.

    Khái niệm hiện đại về đồng tiền bắt đầu từ giai đoạn giữa cách mạng Nông Nghiệp và Khoa Học. Lúc này, lịch sử cổ đại đã ghi nhận sự giao thoa buôn bán giữa các nền văn minh. Chính vì vậy, nảy sinh nhu cầu xác định một khái niệm chính xác hơn về đồng tiền.

    Đơn vị được sử dụng là Số giờ lao động. Giá trị của một sản phẩm (hay dịch vụ) sẽ được quy đổi bằng số giờ lao động để tạo ra nó.

    Đương nhiên, cần hiểu số giờ lao động ở đây không được xét theo nghĩa “từng cá nhân” mà được quy ước theo một giờ lao động chuẩn. Từ đó sinh ra khái niệm các Đồng Tiền – Là thước đo cho giá trị lao động (nén vàng, bạc, tiền đồng,…).

    2. ĐỒNG TIỀN TRONG GAME

    Bạn có thắc mắc tại sao ở phần trên mình đi “hơi sâu” về khái niệm đồng tiền không ?

    Mình không lạc đề đâu, chỉ vì mình muốn các bạn hiểu, đồng tiền trong game có thể nhận định theo những nguyên tắc tương tự.

    Về mặt thể hiện (đồ họa), đồng tiền trong game có thể chia thành 2 loại

    • Đơn vị phổ biến – Thể hiện mô phỏng những đơn vị “có giá trị làm đồng tiền” và phổ biến ngoài đời thực. VD: Kim cương, tiền đô, ruby…
    • Đơn vị trao đổi – Thể hiện theo “kiểu xã hội nguyên thủy”, là đơn vị dùng để trao đổi. Cách thể hiện này được thiết kế có sự tương thích với cốt truyện và bối cảnh game. VD: Thuốc nổ, kẹo,…

    tien-trong-game-2

    [Tìm hiểu thêm]. Thiết kế cốt truyện cho Game

    Ở bất cứ thể hiện nào, các đồng tiền trong game đều thực hiện một nghĩa vụ duy nhất. Đó là đo số giờ lao động – Chính là số giờ chơi mà người dùng bỏ ra cho game của bạn. Từ đó sinh ra các giá trị trao đổi cho “hàng hóa và dịch vụ” trong game.

    Bạn không bao giờ được quên điều này nếu muốn kiểm soát dòng chảy của đồng tiền trong game và cân bằng được chính xác giá trị của nó.

    Đương nhiên là “đồng hồ đo giờ” của bạn không nhất thiết phải tuân theo chính xác thời gian thực. Bạn có thể tạo ra các quy chuẩn về thời gian cho game của mình.

    3. NỀN KINH TẾ TRONG GAME

    Có thể hiểu đơn giản. Nền kinh tế trong game là một vòng lặp.

    Vòng lặp này được xác định qua việc tiêu thụ các vật phẩm và dịch vụ được hệ thống game cung cấp. Và tiền trong game là đơn vị trao đổi chính cho hệ thống cung-cầu này.

    Coreloop của một game là thể hiện cho vòng lặp này. Bạn có thể tìm hiểu thêm khái niệm về Coreloop TẠI ĐÂY

    Giá trị sử dụng của đồng tiền trong game được chia thành

    • Tiền tệ mạnh (Strong/Hard Currency)
    • Tiền tệ yếu (Weak/Soft Currency)

    a. Tiền tệ mạnh (Strong/Hard Currency)

    Định nghĩa thường được sử dụng cho đồng tiền chính của game. Dễ dàng chuyển đổi sang các giá trị khác với một tỉ giá ổn định.

    tien-trong-game-4

    Đối với các game kinh doanh IAP (In-app purchase) – Thông thường sẽ được trình bày qua các thể hiện “có giá trị” (kim cương, vàng, ruby…). Người chơi sẽ dùng tiền thật để mua trực tiếp đồng tiền trong game.

    Đối với các game kinh doanh Ads (Quảng cáo) – Có khá nhiều nhà phát triển chưa thật sự hiểu chính xác khái niệm về “đồng tiền mạnh” trong các game có kinh doanh dựa trên quảng cáo.

    Các game kinh doanh quảng cáo hiện tại dựa chủ yếu vào các dạng

    • Banner Ads (quảng cáo biểu ngữ– Hiển thị ở những vị trí cố định trong game.
    • Interstitial Ads (quảng cáo chuyển tiếp– Hiển thị vào các giai đoạn chuyển tiếp các màn hình.
    • Rewarded Ads (quảng cáo trả thưởng– Người chơi có thể “tự nguyện” bấm vào để nhận lại một giá trị phần thưởng.
    • Native Ads (quảng cáo tự nhiên– Quảng cáo được thể hiện nội dung trình bày có sự đồng nhất với game.

    Ở góc nhìn khái niệm về đồng tiền trong game như trên. Khoảng thời gian người chơi bỏ ra để “tận hưởng” các loại quảng cáo cũng được tính như là số giờ lao động. Và các loại quảng cáo này chính xác là một Tiền tệ mạnh.

    Dĩ nhiên, các hình thức quảng cáo này có giá trị khác nhau nên cách thức quy đổi chúng ra tiền trong game cũng khác nhau.

    b. Tiền tệ yếu (Weak/Soft Currency)

    Trái ngược với tiền tệ mạnh, tiền tệ yếu chỉ các “đồng tiền” trong game dễ bị giảm giá trị hoặc gặp nhiều rủi ro biến động mạnh theo thời gian. Đồng tiền này có tính trao đổi thấp và chỉ được sử dụng ở một số khu vực (chức năng) nhất định.

    Có thể kể đến một số đơn vị về tiền tệ yếu như Tiền Xu, Stamina (thịt chẳng hạn) trong các game đã có tiền tệ mạnh là Kim Cương

    4. DÒNG CHẢY CỦA ĐỒNG TIỀN TRONG GAME

    Giống như một nền kinh tế thực thụ. Một tựa game chỉ có thể phát triển được nếu dòng chảy của đồng tiền trong game vận động liên tục và tạo ra được các giá trị thặng dư.

    Thế giới game của bạn sẽ đi đến hồi kết thúc (game chết) khi người chơi không thể tạo ra thêm các giá trị thặng dư hoặc chính chúng bị bão hòa.

    Vận động của dòng tiền trong game sẽ được sinh ra dựa vào hai hình thức đầu tư chính

    • Đầu tư cho Tài Sản
    • Đầu tư vào Tiêu Sản

    a. Đầu tư cho Tài Sản

    Người chơi bỏ vốn ban đầu ra để đầu tư cho một loại hàng hóa hoặc dịch vụ trong game . Từ đó, họ kiếm lại được tiền từ việc đầu tư này (có thể lãi hoặc lỗ trong nhiều trường hợp so với số vốn họ đã bỏ ra).

    Ta gọi đây là đầu tư cho Tài Sản trong game.

    Trong các game nhập vai hành động, người chơi đầu tư cho nhân vật thông qua việc nâng cấp trang bị. Họ đem nhân vật này đi chiến đấu tại chức năng Đấu Trường và dành được chiến thắng. Từ đó họ nhận được tiền và một số vật phẩm có giá trị.

    Họ tiếp tục quay lại đầu tư thêm cho nhân vật mạnh hơn để có thể chiến thắng được những trận đấu lớn hơn.

    b. Đầu tư cho Tiêu Sản

    tien-trong-game-3

    Người chơi bỏ tiền ra đầu tư cho một hàng hóa hoặc dịch vụ trong game và việc đầu tư này không thu lại được “tiền. Đương nhiên, việc này có thể mang lại một số giá trị khác.

    Thế nhưng, cách đầu tư này không tạo ra vòng lặp cho dòng chảy của đồng tiền. Hay nói cách khác, nó không mang lại giá trị bền vững.

    Ta gọi đây là đầu tư đồng tiền trong game cho Tiêu Sản.

    Người chơi game Hay Day mua các bức tượng để trang trí cho nông trại. Việc đầu tư này không mang lại giá trị bằng “tiền” cho họ.

    Thế nên, thông thường, hành vi mua sắm này sẽ xảy ra khi việc đầu tư cho tài sản ( là máy móc, hạt giống sản xuất)dấu hiệu bão hòa.

    5. CÁI NHÌN VỀ SỐ LƯỢNG ĐỒNG TIỀN SỬ DỤNG TRONG GAME

    Trong sản xuất game, vào giai đoạn thiết kế mô hình kinh doanh. Sẽ có khá nhiều nhà Thiết kế Game băn khoăn với câu hỏi:

    Nên sử dụng bao nhiêu đồng tiền trong game ?

    a. Sử dụng một loại tiền tệ

    Đối với một số game đơn giản, bạn có thể chỉ cần sử dụng một loại tiền tệ.

    Nhưng đối với những thiết kế game có cấu trúc phức tạp hơn. Bạn có thể sẽ cần suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này.

    Sử dụng một đồng tiền trong game sẽ hạn chế tính linh hoạt của người chơi. Bạn sẽ đẩy người chơi vào tình thế buộc phải móc tiền túi ra trả cho bất cứ lợi thế nào anh/cô ta muốn giành được trong game của mình.

    Và dĩ nhiên, nhịp độ game của họ sẽ liên tục bị ngắt quãng bởi những đắn đo thu chi. Điều này rõ ràng là một trải nghiệm không mấy tốt đẹp!

    Có một thực tế là vào một ngày đẹp trời, theo các con số thống kê tương đối tin cậy. Tỉ lệ người chơi trả tiền cho game của bạn chỉ nằm từ 2%-7% trong số người cài đặt game. Càng ít lựa chọn cho người chơi, bạn càng dễ “trói mình vào thế khó” trong việc triển khai các chiến lược kinh doanh.

    b. Sử dụng nhiều loại tiền tệ

    Khá nhiều mô hình kinh doanh sử dụng hệ thống tiền tệ kép trong game (một Hard Currency và một hoặc nhiều Soft Currency).

    Khi triển khai nhiều loại đồng tiền trong game. Bạn có thể tối đa hóa các nguồn kiếm tiền bằng cách triển khai nhiều chức năng đi kèm.

    Thưởng Achievement trong game

    Tặng quà khi hoàn thành Quest

    Nhận được tiền khi xem quảng cáo

    [Tìm hiểu thêm]. Cách thiết kế Achievement trong game

    [Tìm hiểu thêm]. Cách thiết kế Quest trong game

    Với cách thiết kế này, không những bạn làm cho tựa game của mình trở nên thú vị hơn mà còn giúp cho người chơi có nhiều lựa chọn để chi trả hơn khi có nhu cầu thực hiện các hành vi mua sắm.

    Dĩ nhiên, khi triển khai nhiều loại tiền tệ khác nhau. Bạn cần hết sức chú ý đến việc quản lí chúng. Tránh đến mức tối đa tình trạng “lạm phát” các đồng tiền.

    Mình sẽ chia sẻ với các bạn một mẹo nhỏ.

    Nếu bạn có nhu cầu sử dụng nhiều Soft Currency, hãy phân chia để một đơn vị tiền tệ chỉ có hiệu lực trong một số khu vực nhất định.

    Điều này sẽ giúp ích khá nhiều cho bạn trong việc chống lạm phát.

    LỜI KẾT

    Kinh tế học là một chuyên ngành rất sâu và rộng. Khi thiết kế đồng tiền trong game, ít nhất bạn cần nắm được các khái niệm cơ bản để truyền đạt cho người chơi chính xác giá trị của thứ mà bạn muốn mang lại cho họ.

    Thông qua đó, bạn cũng sẽ “hiểu” hơn về đứa con tinh thần của mình. Để có thể đề ra kế hoạch tương lai cho nó nếu cần.

    Hi vọng những chia sẻ của mình bên trên có thể giúp sức cho bạn.

    Chúc các bạn trở thành những nhà kinh tế tài ba trong thế giới game của mình!

    Nếu cảm thấy bài viết có ích, hãy giúp mình chia sẻ nhé:
    ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH LEVEL UP CÙNG THIẾT KẾ GAME
    HƯỚNG DẪN BẰNG VIDEO CLIP
    VIỆC LÀM CHO GAME DESIGNER

    THÔNG TIN TÁC GIẢ

    thiet-ke-game

    CHRISTIAN NGUYỄN

    • Người sáng lập Thiết kế Game.
    • Công việc hiện tại: Lead Game Designer, Training, Coaching, Knowledge Management.
    • Thế mạnh: Thiết kế Game và Quản lí dự án
    • Kĩ năng bổ trợ: UI/UX Designer, Web Design, Game Trailer, Sound Design
    • Sở thích: Chơi game, thể thao, đọc sách & chia sẻ kiến thức

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    3 Comments
    Inline Feedbacks
    View all comments
    Thanhlala

    Có quy tắc nào hay gợi ý nào khi mình phân vân chọn coin hoặc diamond làm tiền tệ cho game (chỉ chọn 1 trong 2).
    Dựa vào design UI của game hay dựa vào yếu tố nào để quyết định hình dạng tiền tệ là coin or diamond hay đồng $$.
    Thanks Anh! ^^