Hướng dẫn thực hiện Game Pitch

Hướng dẫn cho một Game Pitch thành công

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH LEVEL UP CÙNG THIẾT KẾ GAME
Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    “Bạn đã từng nghe qua thuật ngữ Game Pitch?” 

    Một Game Designer có nền tảng tốt sẽ cực kì thuần thục hai kĩ năng chính:

    • Kĩ năng trình bày
    • Kĩ năng thuyết phục

    Nếu như Game Design Document là cơ hội để bạn thể hiện kĩ năng trình bày của mình. Thì Game Pitch là quá trình bạn cần làm từ trước đó để tăng sự thuyết phục cho các luận điểm mà mình đưa ra.

    Trên thực tế, hoàn toàn không hề tồn tại một quy trình để bạn có thể tiến hành một Game Pitch “hoàn hảo“. Thế nhưng, sẽ có những chuẩn mực nhất định mà bạn có thể học để hoàn thành một Game Pitch chất lượng.

    Đối với người Thiết kế Game, đặc biệt là người mới. Đây là một trong những kĩ năng quan trọng nhất mà nếu mình là các bạn thì sẽ không từ bỏ bất cứ cơ hội nào để có thể trau dồi nó thêm từng ngày.

    Sau đây sẽ là các chia sẻ của mình để hướng dẫn các bước cần chuẩn bị từ A-Z cho một Game Pitch thành công.

    1. GAME PITCH LÀ GÌ?

    Game Pitch là phương thức trình bày (qua lời nói hoặc văn bản) để thuyết phục các cá nhân tổ chức có quyền quyết định xem game của bạn có nên được tiến hành sản xuất hoặc nâng cấp hay không.

    Ý nghĩa của việc “làm hay không” này tùy thuộc vào việc tính chất của bên ra quyết định

    • Nhà đầu tư – Có nên rót vốn vào dự án của bạn hay không?
    • Các thành viên trong team – Dự án có khả thi để bỏ thời gian và công sức để thực hiện?
    • Hay chính bản thân bạn – Lí do gì bạn muốn làm game này?

    2. TẠI SAO PHẢI TIẾN HÀNH GAME PITCH?

    Hiện tại có quá nhiều những studio indie hoặc start-up non trẻ bỏ qua giai đoạn này. Có thể họ cho rằng nó không cần thiết và giai đoạn này chỉ tốn thời gian. Hoặc người nắm trách nhiệm chính ngại việc Pitching sẽ không đưa đến một kết quả thuận lợi. Nhưng cho dù vì bất cứ lí do nào, nếu bỏ qua Game Pitch, khi tiến hành sản xuất, tài liệu duy nhất và đầy đủ nhất họ có được chỉ là Game Design Document.

    [Tìm hiểu thêm]. Hướng dẫn viết Game Design Document

    Điều này cũng gần như tương đương với khi bạn tiến hành mở một start-up mà không có cho mình những giá trị cốt lõi (Core Values). Mà chỉ có những quy trình làm việc và kĩ năng chuyên môn. Cho đến khi định hình được những sản phẩm ở một mức nào đó rồi, bạn sẽ chẳng biết phải làm gì tiếp theo.

    Và hãy tin mình! Khi tiến hành một dự án thiếu đi Game Pitch. Dự án đó sẽ chỉ thực hiện dưới nguyện vọng và ý chí của một số cá nhân. Chứ không phải như một đội ngũ thực sự.

    3. XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHO GAME PITCH

    Quy trình xây dựng một Game Pitch tốt sẽ bao gồm 3 bước:

    • Trước khi Pitch
    • Trong lúc Pitch
    • Sau khi Pitch

    4. CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN GAME PITCH

    Chuẩn bị cho game pitch

    Hiểu người nghe – Bạn có thể sẽ cần thực hiện Game Pitch nhiều lần với nhiều đối tượng khác nhau. Đối với mỗi đối tượng này, ngôn ngữ bạn cần sử dụng và thời gian đầu tư vào từng đề mục cũng khác nhau.

    Nếu người nghe là một nhà đầu tư, anh ta sẽ rất quan tâm đến việc game của bạn sẽ sinh lợi như thế nào.

    Nếu người nghe là các thành viên trong team, họ có thể chú ý đến nhiều hơn vào việc game của bạn sẽ “vui” thế nào.

    Hiểu sản phẩm – Game Designer là vị trí duy nhất có thể trải nghiệm một game từ trước khi nó ra đời. Điều này sẽ được thực hiện trong trí tưởng tượng của chính bạn. Thế nên, Game Pitch là cơ hội để bạn truyền đạt lại những hiểu biết về sản phẩm của mình cho người nghe.

    Bạn sẽ rất cần tập trung vào các điểm sau:

    • Một bản tóm tắt ngắn gọn cho Game Story của bạn (để đặt người nghe về một bối cảnh và ý thức hệ nhất định).
    • Mô tả rõ ràng về Core Loop.
    • Một danh sách các chức năng chính mang tính xương sống của Game (Key Features).
    • Và phần quan trọng nhất, bạn cần đề cập đến USP (Unique Selling Proposition). Điều gì khiến game của bạn trở nên “độc nhất” và trở thành ưu thế cạnh tranh đối với các sản phẩm khác trên thị trường (công nghệ, nền tảng phát hành, ngách người dùng, đồ họa, cốt truyện, …).

    5. TIẾN HÀNH GAME PITCH

    Khi đã có đầy đủ các dữ liệu cần thiết, đó là lúc bạn tiến hành Game Pitch. Bạn cần nhớ rằng, các thông tin ở dạng “thô” mà bạn thu thập được sẽ cần được “gọt dũa” trước khi đem đi Pitch và có hi vọng thuyết phục được bất cứ ai.

    Hãy học cách trình bày nó theo một kết cấu khoa học, dễ hiểu và có thứ tự phù hợp với phong cách trình bày của bạn. Sau đây là 3 phong cách mình hay sử dụng nhất:

    Phong cách trình bày Game Pitch

    NHẬP MẬT KHẨU TẠI ĐÂY

    Nếu cảm thấy bài viết có ích, hãy giúp mình chia sẻ nhé:
    ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH LEVEL UP CÙNG THIẾT KẾ GAME
    HƯỚNG DẪN BẰNG VIDEO CLIP
    VIỆC LÀM CHO GAME DESIGNER

    THÔNG TIN TÁC GIẢ

    thiet-ke-game

    CHRISTIAN NGUYỄN

    • Người sáng lập Thiết kế Game.
    • Công việc hiện tại: Lead Game Designer, Training, Coaching, Knowledge Management.
    • Thế mạnh: Thiết kế Game và Quản lí dự án
    • Kĩ năng bổ trợ: UI/UX Designer, Web Design, Game Trailer, Sound Design
    • Sở thích: Chơi game, thể thao, đọc sách & chia sẻ kiến thức

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    0 Comments
    Inline Feedbacks
    View all comments