Audio Design Document là một từ khá xa lạ nếu bạn chỉ mới bắt đầu làm game. Thực tế, bạn sẽ quen với cụm từ Game Design Document (GDD) hơn.
[Tìm hiểu thêm]. Hướng dẫn viết Game Design Document
Nhưng tại bài viết này, mình sẽ đề cập đến Audio Design Document như một phần mở rộng cho Game Design Document. Tuy nói là thành phần mở rộng, nhưng nếu bạn có một dự án game cần đầu tư nhiều về mặt âm thanh. Thì chắc chắn rằng Audio Design Document là thứ bạn nên làm.
Trên thực tế, có khá nhiều cách để viết một bản thiết kế âm thanh cho game. Điều đó tùy thuộc vào quy mô dự án, thành phần các thành viên tham gia, hay thậm chí là ngân sách của bạn dành cho âm thanh của dự án đó.
Để thực hiện âm thanh cho một dự án game được đầu tư. Cần sự kết hợp của rất nhiều bộ phận khác nhau. Có thể kể đến như Creative Director, Game Designer, Composer, Sound Designer…
Nội dung của hướng dẫn này sẽ chủ yếu đề cập đến việc viết Audio Design Document dành cho Game Designer. Chủ yếu dùng làm phương tiện giao tiếp và trình bày thiết kế dành cho các bộ phận thực thi khác. Nào chúng ta cùng bắt đầu!
1. AUDIO DESIGN DOCUMENT LÀ GÌ?
Audio Design Document là một bản thiết kế trên phương diện âm thanh dành cho Game.
Nếu nói game là một sản phẩm giải trí bao gồm 3 thành phần:
- Nghe
- Nhìn
- Tương tác
Thì Audio Design Document sẽ được Game Designer dùng để mô tả các thiết kế liên quan đến phương diện Nghe. Dĩ nhiên, với vai trò hỗ trợ dành cho Game Design Document. Audio Document sẽ vẫn cần có sự liên kết đến hai phương diện Nhìn và Tương tác còn lại.
2. TẠI SAO CẦN VIẾT AUDIO DESIGN DOCUMENT?
Cách đây cũng khá lâu, trước khi làm Game, mình có một thời gian tham gia vào một số dự án làm phim ngắn, kĩ xảo, thỉnh thoảng là Trailer game.
Khi đó, nhiệm vụ của mình là viết kịch bản, storyboard cho các cut scene, đôi khi là thực hiện hậu kì… . Và Audio Design Document là thứ mình cực kì chú trọng lúc đó. Vì khác với game là sản phẩm tương tác, nên phần âm thanh đôi khi có thể bị xem nhẹ. Đối với phim thì khác, nếu thiếu âm thanh, những nét nghệ thuật trong phim có thể sẽ giảm xuống chỉ còn một nửa.
Khi bắt đầu làm game, mình thấy khá ít các studio indie có khả năng và ngân sách để đầu tư cho Audio ở trong game. Thế nên, chủ yếu họ dựa vào các Resources (tài nguyên) miễn phí. Hoặc đầu tư lắm thì sẽ thuê một người làm âm thanh Freelancer để hỗ trợ dự án đó.
Việc viết Audio Design Document thông thường sẽ được phân công cho Game Designer. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể biết cách viết dạng Document này hoàn chỉnh. Vì vậy, âm thanh trong các game được sinh ra đôi khi thực sự lộn xộn, “chắp vá” và không tạo được hiệu quả như mong muốn.
Mình quen khá nhiều người có kinh nghiệm trong mảng âm thanh. Khi được đưa các sản phẩm trên để chơi thử thì họ đều có chung một kết luận.
Các nhà làm Game hiện tại nên đầu tư nhiều hơn vào Audio Document.
Vì nếu có nó, cho dù có dùng tài nguyên miễn phí đi chăng nữa. Bạn vẫn có thể tạo được những dấu ấn nhất định.
3. CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA AUDIO DESIGN DOCUMENT
NHẬP MẬT KHẨU TẠI ĐÂY