Các công đoạn Polish Game

Những yếu tố cần thiết để Polish game của bạn

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH LEVEL UP CÙNG THIẾT KẾ GAME
Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    “Bạn đã từng nghe qua khái niệm Polish Game chưa?”

    Trong các bài viết trước, mình đã đề cập đến một trong những bước đầu tiên bạn cần suy nghĩ khi xây dựng mô hình phát triển một dự án game. Đó là Minimum Viable Product – Tức MVP.

    [Tìm hiểu thêm]. Mô hình MVP là gì?

    Sau một thời gian phát triển và trải qua nhiều lần kiểm thử. Game của bạn đã thành hình. Và bạn bắt đầu nghĩ đến chuyện lên kế hoạch để ra mắt nó vào một ngày không xa.

    Có một sự thật là một game “đã thành hình” đối với đội ngũ phát triển. Chưa chắc đã được gọi là game trong mắt của người chơi (End Users).

    Thế nên, để chuyển hóa game của bạn từ một game “chơi được” sang phiên bản “đáng chơi”. Chắc chắn không thể thiếu công đoạn cực kì quan trọng: Polish Game.

    Công đoạn Polish này bạn có thể sẽ cần thực hiện nhiều lần. Sẽ mất khá nhiều thời gian qua nhiều phiên bản cập nhật để game của bạn đạt được trạng thái “đáng chơi” ổn định.

    Ở bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn những yếu tố cơ bản nhất khi các bạn cần Polish Game ở những phiên bản chính thức đầu tiên.

    1. POLISH GAME LÀ GÌ?

    Polish Game sát nghĩa nhất là “đánh bóng” game. Giai đoạn này nằm trong 5-10% những nỗ lực cuối cùng của một đội ngũ để tập trung vào những chi tiết nhỏ có ảnh hưởng đến chất lượng của một game.

    Các bộ phận khác nhau trong một team làm game cũng sẽ có những suy nghĩ và quỹ thời gian khác nhau khi tiến hành Polish một game. Có thể sẽ là:

    • Đối với Game Designer: Làm sao cho game “vui” hơn?
    • Đối với Game Artist: Tinh chỉnh đồ họa “đẹp” hơn?
    • Đối với Game Dev: Tối ưu cho game “mượt” hơn?

    Dĩ nhiên, dù cho mỗi một bộ phận có những công việc chính khác nhau khi Polish Game. Nhưng chắc chắn rằng các bạn vẫn cần tìm được tiếng nói chung trong giai đoạn hết sức quan trọng này.

    2.TẠI SAO CẦN POLISH GAME?

    Rất nhiều những dự án game bị “hụt hơi” ở giai đoạn Polish. Có thể do deadline, do khả năng quản lí dự án của Team Lead. Hoặc chỉ đơn giản do đội ngũ sản xuất đã bị “suy giảm thể lực” và ý chí khá nghiêm trọng. Chỉ muốn release game “cho xong chuyện” rồi tính tiếp.

    Nhưng đoạn vui của câu chuyện lại luôn nằm ở đây. Ở thời điểm hiện tại, khi khả năng bạn tạo ra những sản phẩm đột biến và hoàn toàn mới lạ nằm ở xác suất khá thấp. Thì đôi khi cách mà một sản phẩm ghi được dấu ấn cũng chỉ nằm ở hai chữ “tiểu tiết” 5-10% này mà thôi.

    3. CÁC YẾU TỐ ĐƠN GIẢN NHẤT ĐỂ POLISH GAME

    Đương nhiên, ra mắt một sản phẩm không ứng ý là điều chẳng ai muốn cả. Nhưng trong những dự án thì luôn có những chữ “nhưng”. Thế nên, nếu không có quá nhiều thời gian và chi phí. Để tối ưu nhất, bạn có thể ưu tiên vào các mảng cụ thể dưới đây để khiến cho công đoạn Polish Game được dễ dàng hơn.

    • Camera
    • Visual Effects
    • Animation
    • Audios

    CAMERA

    Tinh chỉnh Camera trong game

    Khi game đã thành hình, gần như chắc chắn Main Camera của game bạn (Game View) đã ở trạng thái ổn định. Và thật sự không nên có bất cứ sự chỉnh sửa nào vào giai đoạn cuối này.

    Nhưng đối với các dạng Cut Scene thì lại là câu chuyện khác.

    Giả sử game của bạn là một game RPG. Khi kết thúc một màn chơi, thay vì chỉ show UI của màn hình chiến thắng. Bạn có thể tạo một Cut Scene bằng cách cho Camera xoay quanh nhân vật chính đang chạy diễn hoạt ăn mừng trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó bạn mới show UI chiến thắng.

    Chắc chắn “tiểu tiết” này sẽ mang lại cho người chơi những trải nghiệm rất khác biệt. Sẽ càng tuyệt vời hơn nữa nếu nhân vật của bạn có nhiều kiểu ăn mừng chiến thắng.

    VISUAL EFFECTS

    Thiết kế Visual Effect

    Visual Effects hay còn gọi là VFX là phương thức cổ điển khi bạn cần Polish bất cứ một sản phẩm digital nào. Khi Polish Game, bạn có thể tập trung vào các mảng:

    • Particle Effects: Particle Effects có thể xem là “đường tắt” khi bạn muốn tinh chỉnh bất cứ hiệu ứng nào trong game. Nếu như trước đây, việc tạo ra các Particle như ý gặp khá nhiều khó khăn và đa phần là hand-made khi bạn sử dụng các nền tảng như DirectX hay Microsoft XNA. Thì ở thời điểm hiện tại, các công cụ như Cocos Studio và tuyệt vời hơn nữa là Unity sẽ cho bạn khả năng tự do sáng tạo các Particle Effects như mong muốn mà không phải bận tâm quá nhiều đến các vấn đề kĩ thuật.
    • Transition: Transition là thuật ngữ thường được dùng để mô tả giai đoạn chuyển cảnh. Trong game, các giai đoạn này tương ứng là cảnh chuyển giao giữa các màn hình (screen) và Popup. Polish Game dựa vào Transition sẽ cho bạn cảm giác mượt mà khi phối hợp các yếu tố UI/UX của game. Thay cho các chuyển cảnh “giựt giựt” nếu như không được Polish.
    • Lighting: Bối cảnh của game (theme) sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các bạn sử dụng Lighting. Bạn sử dụng bao nhiêu đèn? Hướng Light như thế nào? Ánh sáng xanh tím cho bạn đêm và vàng nhạt cho ban ngày? Nếu không Polish yếu tố Lighting, bối cảnh game bạn sẽ trở nên cực kì mờ nhạt và thiếu sức sống.
    • Shader: Shader có thể hiểu một cách nôm na là cách mà chương trình chạy trên GPU của thiết bị để “thể hiện” những đối tượng trong game lên màn hình. Polish Game dựa vào Shader sẽ quyết định cái “chất” của Game. Bạn muốn game của mình mang style Cartoon hay Realistic? Shader sẽ giúp bạn tạo ra rất nhiều điểm nhấn cho dự án của mình. Tuy nhiên, cần chú ý vấn đề tối ưu hóa Game Performance khi sử dụng shader nhé!

    ANIMATION

    Dĩ nhiên, khi đã ở giai đoạn Polish Game. Bạn chắc chắn đã phải có đầy đủ những animation cơ bản. Vậy, nên polish animation như thế nào?

    Vẫn là “tiểu tiết” thôi!

    Thông thường, khi polish cho animation, bạn sẽ không cần dành quá nhiều thời gian cho những đối tượng chính (Main Object). Bởi lẽ những đối tượng này đã được bạn đầu tư rất kĩ càng cho diễn hoạt của chúng.

    Hãy đầu tư cho những “vệ tinh” của những đối tượng chính này.

    Trong game dạng Battle Royale, khi nhân vật của bạn chui vào bụi cỏ. Nếu như bụi cỏ vẫn đứng yên thì chẳng có chuyện gì để nói. Nhưng nếu bụi cỏ này có animation cuốn theo hướng di chuyển của bạn. Thì trải nghiệm tạo ra là thực sự khác biệt.

    AUDIOS

    Tinh chỉnh Game Audio

    Audios (BGM & Sound Effects) trong game là những yếu tố cực kì quan trọng. Đôi khi có thể đánh giá là “Save the best for last” trong quá trình Polish Game.

    Chính vì vậy, mình đã có riêng một bài viết hướng dẫn kĩ thuật để viết Audio Design Document cho Game TẠI ĐÂY

    Đối với Polish Game, việc tối ưu hóa các phản hồi từ người chơi là một trong những điểm cần đặc biệt ưu tiên. Các phản hồi này mang lại cho người chơi cảm giác tương tác thực sự với một sản phẩm giải trí.

    Nhưng đôi khi, việc xác thực phản hồi từ thiết bị (thông qua Haptic) và Visual Effects là không đủ. Và đôi khi sẽ làm cho game “rối”. Thế nên, Sound Effect sẽ tiếp tục nhận nhiệm vụ xác nhận các phản hồi này.

    Âm thanh khi mở các Popup.

    Tiếng tiền rơi khi thực hiện các thanh toán.

    Âm thanh cảnh báo khi thực hiện một tác vụ sai.

    [Tìm hiểu thêm]. Nên thiết kế Haptic như thế nào?

    4. KẾT HỢP TẤT CẢ CÁC YẾU TỐ POLISH GAME

    Như mình đã nói từ đầu. Giai đoạn Polish Game rất cần tìm được tiếng nói chung của các thành viên trong đội ngũ. Điều này giúp bạn tìm ra được phương án tối ưu, tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu suất tốt nhất cho sản phẩm.

    Như hình trên là game Archero. Background của game này thực chất là những Sprite 2D được vẽ dưới góc nhìn 3D. Chỉ có nhân vật và một số hiệu ứng là thực hiện 3D thuần. Thế nên, việc thực hiện Cut Scene dạng 3D để cho nhân vật ăn mừng chiến thắng là không khả thi. Thế nên, đội ngũ sản xuất có thể chuyển hướng qua Polish Game ở các hình thức khác (hiệu ứng bắn đạn, animation,…).

    KẾT LUẬN

    Suy cho cùng, một game có ra mắt thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào công sức của tập thể. Tuy nhiên, bạn vẫn sẽ cần tuân theo những công đoạn sản xuất nhất định nếu muốn tối ưu chi phí thực hiện sản phẩm của mình.

    Trong đó, Polish Game là một bước cực kì quan trọng mà bạn sẽ cần thực hiện liên tục. Hi vọng, các chia sẻ trên của mình sẽ có thể giúp ích cho bạn trong việc chinh phục con đường thực hiện những tựa game “đáng chơi”.

    Nếu cảm thấy bài viết có ích, hãy giúp mình chia sẻ nhé:
    ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH LEVEL UP CÙNG THIẾT KẾ GAME
    HƯỚNG DẪN BẰNG VIDEO CLIP
    VIỆC LÀM CHO GAME DESIGNER

    THÔNG TIN TÁC GIẢ

    thiet-ke-game

    CHRISTIAN NGUYỄN

    • Người sáng lập Thiết kế Game.
    • Công việc hiện tại: Lead Game Designer, Training, Coaching, Knowledge Management.
    • Thế mạnh: Thiết kế Game và Quản lí dự án
    • Kĩ năng bổ trợ: UI/UX Designer, Web Design, Game Trailer, Sound Design
    • Sở thích: Chơi game, thể thao, đọc sách & chia sẻ kiến thức

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    0 Comments
    Inline Feedbacks
    View all comments