Triển khai mô hình MVP cho Game đang bắt đầu trở nên phổ biến trong Thiết kế Game nói riêng và sản xuất game nói chung trong thời gian gần đây.
Thời kì mà phương thức sản xuất game truyền thống còn thịnh hành. Hầu hết những thành viên của đội ngũ sản xuất đều mong muốn sản phẩm của mình được ra mắt với “chất lượng cao nhất“. Chính vì thế, họ dành rất nhiều thời gian để thực hiện các thiết kế, tinh chỉnh trước khi game ra mắt. Thậm chí là đầu tư rất mạnh vào chiều sâu của nội dung game.
Cách này hoàn toàn không sai nhưng bản thân nó mang khá nhiều nhược điểm và rủi ro cho đội ngũ sản xuất.
Sẽ chẳng có gì để bàn luận nếu sản phẩm khi ra mắt được người chơi đón nhận nồng nhiệt. Nhưng vào một ngày không may, khi ra mắt, game của bạn nhận được khá nhiều phản hồi tiêu cực. Thì đối với một sản phẩm được đầu tư rất nhiều thời gian và công sức. Đây sẽ là một thảm họa.
Đối với một hệ thống game đã thành hình với quá nhiều Content (về cả chiều rộng lẫn chiều sâu). Bất cứ tinh chỉnh mang tính hệ thống nào (Control, Coreloop,…) đều sẽ gây nên những sai lệch đáng kể cho tất cả những phần còn lại. Đội ngũ vận hành và bảo trì sẽ rơi vào tình trạng “bỏ thì thương vương thì tội”.
Đó là lí do tại sao mô hình MVP ra đời.
1. MVP LÀ GÌ?
MVP là viết tắt của Minimum Viable Product. Tức sản phẩm khả thi ở mức tối thiểu. Hay có thể hiểu đơn giản hơn là bản rút gọn của game và cho người chơi có được những trải nghiệm cốt lõi nhất.
Mô hình này được đề cập rất chi tiết trong cuốn sách nổi tiếng The Lean Startup của Eric Ries.
Mô hình MVP trở nên cực kì tối ưu đối với những sản phẩm game. Vốn có đặc thù là dạng sản phẩm có thể sản xuất theo từng chặng (milestone). Các kĩ thuật sản xuất này lại trở nên càng tối ưu hơn đối với các công ty game Startup (với những hạn chế về nhân lực, tài nguyên và đặc biệt là tiền bạc trong thời gian đầu).
Bạn sẽ càng cần quan tâm đến mô hình này nếu bạn đang có ý định LÀM GAME MỘT MÌNH
**Khi cách viết tắt MVP chưa thực sự phổ biến. Đối với đa số những người chưa biết đến khái niệm này, khi nhắc đến MVP sẽ hình dung ngay đến:
- Most Valuable Player: Là người chơi có thành tích tốt nhất của cả team trong cả trận đấu (game, thể thao,…)
- Most Valuable Professional: Có thể hiểu theo nghĩa là người chơi xuất sắc nhất trận đấu đó, với cả team địch và team mình.
2. CÁCH TRIỂN KHAI MÔ HÌNH MVP – MINIMUM VIABLE PRODUCT
Vậy làm thế nào để triển khai mô hình MVP – Minimum Viable Product?
Mô hình MVP cho Game sẽ cho ra mắt một phiên bản rút gọn và có giá trị cốt lõi nhất mà người Thiết kế Game muốn mang lại cho người chơi. Sau khi nhận được các phản hồi, đội ngũ phát triển sẽ tiếp tục cải tiến, chỉnh sửa.
Quá trình này lặp đi lặp lại đến khi “từng chặng” (milestone) của nội dung game. Được thực hiện một cách chính xác nhất theo nhu cầu của tập người chơi đích (dựa trên các dữ liệu thu thập được).
[Tìm hiểu thêm]. Hướng dẫn phương pháp chọn ngách cho Game
Các keyword của các vòng lặp này là: Build – Measure – Learn.
- Build: Xây dựng một bản MVP cho game với những tính năng cơ bản và cốt lõi nhất. Cụ thể là những tính năng xương sống (ít có khả năng bị loại bỏ trong tương lai). Khối lượng công việc sẽ được lên kế hoạch dựa vào khả năng ban đầu của đội ngũ (kinh nghiệm, ngân sách, thời gian,…).
- Measure: Đưa sản phẩm đến với một nhóm người chơi tiềm năng (do các dữ liệu nghiên cứu thị trường được thu thập trước hoặc có thể chi định cụ thể). Mục đích để đánh giá tính khả dụng và thực tiễn của sản phẩm. Dựa vào kết quả thu thập được, Product Owner, Lead Game Designer của dự án sẽ dùng để đánh giá xem sản phẩm có đang đi đúng hướng hay không, có nên tiếp tục, cần những thay đổi hay chỉnh sửa gì,…
- Learn: Là sự học hỏi có kiểm chứng. Dựa vào các dữ liệu có được bằng những con số cụ thể. Chỉ ra được những thứ cần thay đổi, cần thêm hay bớt điều gì ở bản MVP tiếp theo.
3. TƯ DUY CỦA NGƯỜI THIẾT KẾ GAME KHI TRIỂN KHAI MVP
Khi có người khác hỏi rằng:
Đối với bạn, game như thế nào được xem là thành công ?
Đối với những người Thiết kế Game chưa có nhiều kinh nghiệm. Câu trả lời thông thường sẽ nằm ở dạng rất cảm tính, đại loại như: “Game phải hay!” hoặc nếu đã có ít nhiều trải nghiệm thì là: “Game phải vui!”.
Nhưng thực sự, đối với một Game Designer, lời khuyên của mình dành cho các bạn là đừng dùng những câu trả lời mang tính chất cảm tính khi gặp những câu hỏi như trên. Trong trường hợp này, câu trả lời gần như tối ưu nhất sẽ là:
Game phải đúng !
Đúng tập người chơi, đúng thị trường, đúng về cách khai thác sản phẩm,… . Vì suy cho cùng. Đằng sau những giá trị hào nhoáng về nghệ thuật thì game là một sản phẩm kinh doanh trải nghiệm. Và xoay quanh mục tiêu chính là Khách hàng – Người chơi.
Những chữ “đúng” này đều được thể hiện dưới dạng dữ liệu và những con số cụ thể. Bạn không thể thuyết phục tất cả mọi người rằng “Game của tôi rất hay!” hoặc “Game của tôi rất vui!”. Nhưng với câu:
Game của tôi phục vụ đúng người chơi !
Thì điều này hoàn toàn có thể. Vì các con số không hề biết nói dối.
Mô hình MVP cho game được xem là một giải pháp có thể tối ưu hóa các con số. Mang đến sự phản hồi nhanh chóng, chính xác ít rủi ro. Và quan trọng là đỡ tốn kém hơn rất nhiều.
Đặc biệt hơn, trong quá trình làm việc nhiều năm của bản thân. Do thấy được sự ưu việt của cách làm MVP cho game, mình đã cải tiến nó thành một thứ tạm gọi là: Mô hình MVP cho Game Designer.
Cách cải tiến này giúp mình có thể xử lí một khối lượng lớn công việc trong một khoảng thời gian được tối ưu hơn rất nhiều so với các cách làm việc truyền thống (cụ thể là thông qua các Game Design Document). Đương nhiên để làm được điều này bạn cần có được một cơ số những kĩ năng nhất định. Bạn có thể tham khảo case-study về cách tự học của mình TẠI ĐÂY
Nếu có dịp, mình sẽ lên kế hoạch chia sẻ lại mô hình này.
LỜI KẾT
Có một câu nói mà mình rất thích:
Khởi nghiệp là một tổ chức của con người được thiết kế nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong những điều kiện không chắc chắn nhất.
Điều này mô tả khá đúng thực trạng của các Startup về Game chưa định hình được đường đi cho mình. Nếu bạn cần những bước đi chắc chắn, ít rủi ro và tiết kiệm chi phí hơn. Hãy chọn MVP cho game như là một trong những cách làm việc đảm bảo nhất cho đội ngũ của mình trong tương lai.
Chúc các bạn thành công!
Em chào anh ạ! Em vừa đọc bài viết của anh và muốn trao đổi thêm với anh về chủ đề này ạ. Theo ý hiểu của em thì nhà phát triển sẽ đưa ra thị trường một bản chơi thử để thu thập ý kiến phản hồi, đánh giá của người dùng. Nhưng em muốn hỏi là, bản game đó “nhỏ” đến đâu ạ? Hoàn thiện core gameplay, hay… Đọc thêm »