Tâm lý người chơi Mid-core

Một vài đặc điểm tâm lý người chơi Mid-core

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH LEVEL UP CÙNG THIẾT KẾ GAME
Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    Tâm lý người chơi là một đề tài khá thú vị để nghiên cứu và tiếp cận. Thị trường game di động hiện tại gần như đã cung ứng một cách khá đầy đủ cho người chơi ở mọi thể loại:

    • Casual
    • Mid-core
    • Hard-core

    Tuy nhiên, chiến lược mà các nhà phát triển game thực hiện để xây dựng nội dung game và cách thức kiếm tiền ở mỗi thể loại là vô cùng khác nhau. Tất cả gần như phụ thuộc vào tập người chơi chính mà sản phẩm của họ đang nhắm đến. Hay nói đúng hơn, nắm bắt tâm lý người chơi là điều kiện bắt buộc để một tựa game đạt được thành công về mặt doanh thu.

    Hành vi thông thường trong tâm lý của các nhóm người chơi sẽ như sau:

    • Hard-core – Sắp xếp thời gian biểu của họ phụ thuộc vào việc chơi game.
    • Mid-core – Sắp xếp việc chơi game phụ thuộc vào thời gian biểu của họ.
    • Casual – Sắp xếp chơi game khi có thời gian rảnh.

    Một vài hành vi cụ thể:

    Hard-core: 8h tối boss xuất hiện là có mặt, bất kể có việc bận hay không.

    Mid-core: Mỗi ngày dành tối thiểu 2 tiếng cho việc cày game. Có thể vào giờ nghỉ trưa hoặc tối, trong thời gian rảnh.

    Casual: Có thời gian rảnh thì vào chơi vài màn.

    Khi bạn phát triển một game dành cho các người chơi ở tập Mid-core. Điều quan trọng nhất bạn cần làm là xác định được những đặc điểm chính làm cho các hành vi của họ khác biệt so với các tập người chơi khác.

    NGƯỜI CHƠI MID-CORE LÀ GÌ?

    Mid-core là những game thủ đã có kinh nghiệm. Lần đầu tiên họ tiếp xúc với game có thể nằm ở các nền tảng lâu đời hơn (như PC hoặc Console).

    Nếu bạn có tìm hiểu chi tiết về Thiết kế Game – Game Design. Thì thuật ngữ người chơi Mid-core thực ra mới được “xuất hiện và định nghĩa” gần đây. Lí do chính vì sự bùng nổ của các tựa game trên nền tảng di động. Các dòng game mid-core đủ khó để giữ chân người chơi nhưng cũng không quá dễ để làm họ trở nên nhàm chán.

    Tập người chơi mid-core là một tập khá linh hoạt. Có thể dễ dàng có sự luân chuyển giữa một người chơi Casual sang Mid-core. Và nâng cấp từ Mid-core lên Hard-core.

    Sau đây là một vài quy tắc mà bạn có thể tham khảo để nắm bắt tâm lý người chơi mid-core khi thiết kế và xây dựng nội dung game.

    1. NẠP TIỀN LÀ MỘT KHOẢN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI GAME THỦ MID-CORE

    Người chơi Mid-core xem nạp tiền là một khoản đầu tư

    Thông thường, khi bắt đầu một game. Các game thủ Mid-core sẽ có một ưu thế nhất định so với những người chơi Casual. Bởi vì họ có kĩ năng và kinh nghiệm ở việc chơi game (cũng có thể gọi đó là bản năng).

    Thế nên, khá khó để bạn có được tỉ lệ chuyển đổi tốt trong những Game Session đầu tiên ở tập người chơi này.

    Nhưng bạn có thể thử tìm kiếm cơ hội bằng cách tham khảo BÀI VIẾT SAU

    Khi và chỉ khi họ ra quyết định gắn bó với game. Họ sẽ nhận ra rằng, việc nạp tiền hay mua hàng là một cách hữu hiệu để thúc đẩy tiến trình khám phá nội dung game. Khi tâm lý người chơi đã được xác định, lúc này việc chuyển đổi mới xảy ra. Ta nói họ đã ra quyết định đầu tư.

    Khi thiết kế game, các vật phẩm hoặc chức năng game mang lại giá trị lâu dài. Sẽ là một trong những thứ hàng hóa mang lại tỉ lệ chuyển đổi cao nhất đối với tập người chơi Mid-core.

    Trong Clash of Clans, chức năng Extra Builder là một ví dụ điển hiển cho nội dung có giá trị lâu dài.

    Người chơi Mid-core dễ dàng nhận ra, khi càng lên cấp, số lượng công trình cần xây và nâng cấp càng nhiều. Họ nhận thấy rằng, khi đầu tư vào chức năng này, khi họ chơi game càng lâu, thì lợi ích của chức năng này sẽ càng lớn.

    Trong nhiều trường hợp, sau khi đầu tư. Người chơi sẽ có được cảm nhận rằng:

    Mình thật thông minh khi mua được một món hời!

    Nhưng rõ ràng chúng ta đều hiểu, ai ở đây mới là kẻ thông minh!

    2. CÂN NHẮC GIỮA PLAY-TO-WIN VÀ PAY-TO-WIN

    Phần lớn tâm lý các người chơi Mid-core đều kì thị, thậm chí là ghét bỏ những game kinh doanh theo hình thức Pay-to-Win.

    Hầu hết người chơi Mid-core đều kì thị Pay-to-Win

    Pay-to-Win là gì?

    Pay-to-Win là một cơ chế kinh doanh nội dung của game. Cơ chế này cho phép người chơi dành được những lợi thế trong game bằng cách trả tiền. Những lợi thế này sẽ không thể hoặc rất khó kiếm được nếu như họ là người chơi miễn phí.

    Nếu bạn sản xuất một tựa game và hướng đến người chơi Mid-core. Việc cân bằng giữa cơ chế Play-to-WinPay-to-Win là một trong những điểm cốt lõi.

    Bạn có thể thực hiện theo hai cách

    • Cân bằng game.
    • Sản xuất nội dung đặc thù.

    Đối với cân bằng game

    Cân bằng ở đây, là cho phép những người chơi miễn phí cũng có thể đạt được những mức tiến bộ giống như người chơi trả tiền. Nhưng sẽ lâu hơn. Và lâu hơn ở mức bao nhiêu chính là cái bạn cần cân bằng. Hãy nhớ kĩ:

    Là lâu hơn để đạt được, chứ không phải là không bao giờ đạt được!

    Dĩ nhiên, khi sử dụng các kĩ thuật Thiết kế Game. Bạn sẽ chỉ tạo nên được những sự công bằng tạm thời. Nhưng nhờ sự công bằng này, mà người chơi mid-core khi quyết định trả tiền sẽ giảm đi rất nhiều tâm lý “tội lỗi” vì họ đang trả tiền để “ăn gian”. Chỉ là họ cân một chút xíu hỗ trợ thôi (họ không có thời gian cày nhiều chẳng hạn).

    Đối với nội dung đặc thù

    Nội dung đặc thù là những content không ảnh hưởng đến sự tiến bộ của người chơi. Thông thường là những nội dung mang tính thể hiện (skin, vật trang trí,…).

    Trang trí nông trại trong Hayday.

    Mua trang phục trong Dota2 và LOL.

    Sẽ rất ít người chơi miễn phí xem việc một người chơi trả tiền có trang phục đẹp hơn họ là điều bất công. Họ cho rằng đó là chuyện đương nhiên. Và quan trọng là họ có thể sở hữu chúng nếu chăm chỉ cày bừa. Và thông thường sau một thời gian thì họ vẫn sẽ cần một chút “trợ giúp” để đốt cháy giai đoạn.

    3. TẠO RA XUẤT PHÁT ĐIỂM CÔNG BẰNG

    Tạo ra các xuất phát điểm công bằng trong game

    Có những điều gần như là kim chỉ nam cho một sản phẩm dành cho game thủ Mid-core. Đó là tạo ra những xuất phát điểm công bằng cho mỗi người chơi. Hay ít ra là làm cho họ tin rằng sự công bằng này có tồn tại.

    Tức hầu hết nội dung trong game đều có thể được khám phá (trừ những content đặc thù) thông qua những cách chơi bình thường mà không đòi hỏi bất cứ một chi phí nào.

    Bằng cách này, bạn sẽ tạo ra được sự tin tưởng ngay từ đầu đối với những người chơi Mid-core. Nếu họ cảm thấy một tựa game quá thiên về “xôi thịt”, “cày cuốc” hoặc “cơm gạo”. Họ sẽ không đầu tư thời gian của mình cho nó.

    Để đạt được điều này, người chơi sẽ cần được cung cấp một lượng tiền tệ đều đặn. Và dĩ nhiên phải đáp ứng được những nhu cầu cơ bản. Người chơi không trả tiền có thể không đóng góp doanh thu cho sản phẩm của bạn. Nhưng nếu họ hài lòng, họ sẽ là một thành phần rất quan trọng để “nuôi dưỡng” cộng đồng các game thủ Mid-core. Chưa kể đến việc bạn sẽ có khả năng chuyển đổi họ vào lúc thích hợp.

    Ở một xuất phát điểm công bằng, khi người chơi không thể đầu tư quá nhiều thời gian cho nó. Họ có thể chọn phương án trả tiền. Và lựa chọn này hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện. Sự tự nguyện trao đổi giữa thời gian và tiền bạc.

    [Tìm hiểu thêm]. Phân loại cá và phân loại người chơi để tối ưu doanh thu

    Với cách này, cả hai nhóm người chơi trên đều đạt được những mục đích của mình. Đó là có được sự hài lòng nhất định đối với những nội dung họ có thể truy cập trong game.

    4. ĐỀ CAO TÍNH CỘNG ĐỒNG

    Tính cộng đồng là một trong những vấn đề luôn được những người chơi Mid-core đề cao. Với một số game thủ, có thể tâm lý họ sẽ tính toán khá chi li trong việc mua sắm cho bản thân. Nhưng nếu sự mua sắm đó có liên quan đến vị trí của họ trong cộng đồng thì đó lại là câu chuyện khác.

    Tính cộng đồng trong game luôn được các người chơi Mid-core đề cao

    Bạn có thể tham khảo một case-study về cách xây dựng cộng đồng trong game TẠI ĐÂY

    Đối với một số thể loại game, tính cộng đồng là chìa khóa để doanh thu của bạn có thể tăng đột biến. Nhất là khi bạn tạo ra những sự kiện cộng đồng (ClanWar, Công thành chiến, đánh Boss Thế Giới…). Có thể con số này sẽ lớn hơn rất nhiều lần so với việc bạn kinh doanh trên từng cá thể người chơi.

    Ngoài ra, ở một số chức năng game. Tính cộng đồng là một cách khéo léo để người chơi có thể tự tạo ra content cho game. Xa hơn nữa là tự cân bằng cho hệ thống game của bạn.

    Tính năng cửa hàng trong các game nông trại góp phần xác định giá trị tương đối của hàng hóa và ổn định đồng tiền.

    [Tìm hiểu thêm]. Quy luật tâm lý về dòng tiền trong game

    LỜI KẾT

    Xác định tâm lý người chơi là nghệ thuật xác định khách hàng để lựa chọn những phương thức bán hàng thích hợp.

    Người chơi Mid-core đang là một trong những lực lượng hùng hậu, linh hoạt và tiềm năng nhất hiện nay. Nếu triển khai những phương thức khai thác thích hợp. Họ có thể là một mỏ vàng mà mọi sản phẩm game đều mơ ước.

    Nếu cảm thấy bài viết có ích, hãy giúp mình chia sẻ nhé:
    ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH LEVEL UP CÙNG THIẾT KẾ GAME
    HƯỚNG DẪN BẰNG VIDEO CLIP
    VIỆC LÀM CHO GAME DESIGNER

    THÔNG TIN TÁC GIẢ

    thiet-ke-game

    CHRISTIAN NGUYỄN

    • Người sáng lập Thiết kế Game.
    • Công việc hiện tại: Lead Game Designer, Training, Coaching, Knowledge Management.
    • Thế mạnh: Thiết kế Game và Quản lí dự án
    • Kĩ năng bổ trợ: UI/UX Designer, Web Design, Game Trailer, Sound Design
    • Sở thích: Chơi game, thể thao, đọc sách & chia sẻ kiến thức

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    0 Comments
    Inline Feedbacks
    View all comments