Game Idea và cách xây dựng cho Game Designer

Game Idea và cách xây dựng chúng cho Game Designer

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH LEVEL UP CÙNG THIẾT KẾ GAME
Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    Có thể bạn chưa biết, khá nhiều những Game Designer chuyên nghiệp đều có sẵn cho mình một danh sách Game Idea.

    Lí do có thể vì họ làm theo yêu cầu của đơn vị họ đang cống hiến, do thói quen công việc, hoặc chỉ đơn giản là một cách rèn luyện trí não hiệu quả.

    Danh sách Game Idea này sẽ trở nên cực kì hữu ích cho bạn nếu chúng được hệ thống một cách khoa học và bài bản. Đôi khi, những ý tưởng game tưởng chừng như vô thưởng vô phạt lại trở thành những module quan trọng trong những tựa game lớn.

    Đối với những bạn mới nhập môn trong lĩnh vực Game Design, hay thậm chí những bạn đã có một cơ số năm kinh nghiệm trong nghề. Việc xây dựng một Game Idea Pool là điều rất nên làm để rèn luyện bản thân và chờ đợi cơ hội sử dụng trong những tình huống cần thiết.

    Để làm được điều này, có một vài quy tắc cơ bản mà mình có thể chia sẻ với các bạn!

    CÁC BƯỚC ĐỂ XÂY DỰNG GAME IDEA

    Để lưu trữ một Game Idea, bạn có thể sử dụng bất cứ công cụ gì mà bản thân cảm thấy thuận tiện. Nhưng, theo kinh nghiệm của mình. Nếu có thể, bạn nên hệ thống hóa chúng một cách khoa học để có thể dễ dàng tìm kiếm lại khi có nhu cầu sử dụng về sau.

    Bạn có thể cân nhắc sử dụng các nền tảng miễn phí như Google Sheet , Google Docs, Google Slide hoặc thủ công hơn là một cuốn sổ tay được bảo quản cẩn thận.

    Quy trình xây dựng ý tưởng sẽ gồm các bước sau:

    • Công thức cơ bản
    • Idea Framework
    • Idea Prototype

    BƯỚC 1: CÔNG THỨC CƠ BẢN

    Một Game Idea ở trạng thái cơ bản sẽ được cấu thành từ công thức sau

    Game Idea = Mô tả ngắn + Thể loại + Môi trường + Bối cảnh
    • Mô tả ngắn: Có thể là một danh từ, tính từ hoặc động từ. Để mô tả một cách chính xác nhất loại cảm xúc chủ yếu mà bạn sẽ có được khi chơi game.
    • Thể loại: Trả lời cho câu hỏi Game Idea này sẽ được xếp vào thể loại nào trên thị trường (Casual, RPG, MMO,…). Vì mỗi thể loại sẽ cần tuân theo những quy tắc cơ bản để xây dựng. Đương nhiên bạn có thể pha trộn nhiều thể loại có điểm chung với nhau để tạo ra một biến thể mới.
    • Môi trường: Vị trí để các thuộc tính của Game Idea hoạt động.
    • Bối cảnh: Thế giới mà các thuộc tính của Game Idea hoạt động.

    Hãy cố gắng liệt kê ý tưởng game của bạn dựa theo các tham số trong công thức này. Và liệt kê càng ngắn càng tốt. Sao cho bạn có thể mô tả về chúng trong vòng 10 giây.

    Satisfying + Casual Game + Supermarket + Future

    A Scary +  RPG Game + Vietnamese Village + Vietnam War

    [Tìm hiểu thêm]. Cách xây dựng bối cảnh và câu chuyện cho Game

    BƯỚC 2: IDEA FRAMEWORK

    Khi đã có được những tham số ban đầu của công thức cơ bản, việc tiếp theo bạn cần làm là mở rộng các yếu tố chi tiết. Bạn có thể áp dụng điều này bằng cách xây dựng một Idea Framework.

    Thực hiện Game Idea Framework

    Một Idea Framework có thể được cấu tạo từ các thành phần sau:

    • Goal (mục tiêu): Mục đích của game mà bạn muốn user hướng tới. VD: Làm thế nào để chiến thắng, làm thế nào để tồn tại lâu nhất có thể,…
    • World (thế giới): Thông tin chi tiết về môi trường và bối cảnh (cốt truyện, cảm nhận khi chơi game và diện mạo của thế giới mà bạn muốn tạo ra,…).
    • Elements (thành phần): Tất cả những thành phần, đối tượng tạo nên game của bạn (nhân vật, kẻ địch, các đơn vị tiền tệ,…)
    • Mechanics (cơ chế hoạt động): Cách để khiến các yếu tố này kết hợp với nhau theo một quy tắc nhất định (rules).

    Khi đã hoàn thành Idea Framework của mình, bạn có thể có một hình dung cụ thể hơn về cách mà game của mình có thể hoạt động. Hay nói cách khác, đây có thể xem như phiên bản sơ khai của một Game Design Document.

    [Tìm hiểu thêm]. Game Design Document là gì?

    BƯỚC 3: GAME PROTOTYPING

    Sau khi các yếu tố của game idea đã được hình thành trên một cơ sở Framework. Bạn có thể kiểm tra hoạt động của chúng bằng cách xây dựng một phiên bản Game Prototyping.

    Nếu đã có sẵn nền tảng về lập trình, bạn có thể thực hiện một bản chạy thử với những yếu tố đồ họa sơ khai. Nếu bạn không có sẵn những kiến thức này, cũng không cần quá lo lắng, bạn hoàn thành có thể xây dựng Game Prototyping bằng bút và giấy.

    Ý tưởng Game

    Mục đích chính của việc này là để “chơi trước” phiên bản sơ khai và kiểm chứng một điều cực kì quan trọng:

    Liệu ý tưởng của bạn có thực sự hay ho như bạn nghĩ?

    GIÁ TRỊ CỦA GAME IDEA

    Trên các group Facebook, các diễn đàn, mình thường xuyên thấy có những post dạng như:

    Mình có một ý tưởng game rất hay, nếu được đầu tư sẽ có lợi nhuận cao, nhưng mình chưa biết lập trình/đồ họa nên muốn tìm người hợp tác. Bạn nào cảm thấy hứng thú thì inbox mình!

    Hoặc như

    Mình có rất nhiều ý tưởng để làm game, liệu có cách nào để bán chúng không?

    Mình tin khá chắc rằng, sẽ chẳng có ai “điên” bỏ tiền ra mua ý tưởng của bạn hoặc hợp tác với bạn (trong trường hợp bạn cần tìm một partner có kinh nghiệm và trình độ) nếu bạn không thể trình bày nó một cách tử tế. Và ít nhất là có một bản chơi thử theo một cách tiếp cận nào đó.

    Và cái bạn tự nghĩ rằng là “ý tưởng triệu đô” đó đôi khi chỉ cần search bằng vài keyword thì đã có đầy người thực hiện.

    Còn vấn đề “đánh cắp ý tưởng” thì sao?

    Nói một cách chân thành, vấn đề này mình đã đề cập trong khá nhiều bài viết và Talkshow, giá trị của một ý tưởng sẽ không nằm ở việc ý tưởng đó là gì, mà gần như hoàn toàn nằm ở khả năng thực thi nó (product, marketing, vận hành,…).

    Bằng chứng là có rất nhiều người có ý tưởng về việc đưa con người lên Sao Hỏa, nhưng thế giới vẫn chỉ có một Elon Musk. Và dĩ nhiên, ông không thực hiện nó bằng việc chỉ ngồi một chỗ và nói rằng idea của mình hay ho đến dường nào.

    Elon Musk Idea

    Bạn có thể tham khảo một buổi nói chuyện về Game Design và quy trình làm Game do Mình (Christian Nguyen) và Facebook hợp tác tổ chức TẠI ĐÂY

    LỜI KẾT

    Đương nhiên, ý tưởng vẫn luôn là tiền đề cho mọi hình thức sáng tạo chính không riêng gì ngành Game Design. Thế nhưng, minh bạch hóa Game Idea của bạn một cách bài bản sẽ khiến giá trị và tính khả thi của ý tưởng được tăng lên nhiều lần.

    Trong nhiều bài Test khi có nhu cầu tuyển dụng, đôi khi mình vẫn sẽ cùng dùng chung một đề bài cho cả những ứng viên mới ra trường và những người đã có nhiều năm kinh nghiệm.

    Và Game Idea là một dạng bài như thế!

    Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết sau, hãy chia sẻ suy nghĩ của bản thân và cho mình biết nhé!

    Nếu cảm thấy bài viết có ích, hãy giúp mình chia sẻ nhé:
    ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH LEVEL UP CÙNG THIẾT KẾ GAME
    HƯỚNG DẪN BẰNG VIDEO CLIP
    VIỆC LÀM CHO GAME DESIGNER

    THÔNG TIN TÁC GIẢ

    thiet-ke-game

    CHRISTIAN NGUYỄN

    • Người sáng lập Thiết kế Game.
    • Công việc hiện tại: Lead Game Designer, Training, Coaching, Knowledge Management.
    • Thế mạnh: Thiết kế Game và Quản lí dự án
    • Kĩ năng bổ trợ: UI/UX Designer, Web Design, Game Trailer, Sound Design
    • Sở thích: Chơi game, thể thao, đọc sách & chia sẻ kiến thức

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    0 Comments
    Inline Feedbacks
    View all comments