Game Product Owner là gì?

Game Product Owner là gì?

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH LEVEL UP CÙNG THIẾT KẾ GAME
Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    Game Product Owner – Hay còn gọi là Product Owner acting Game Designer là một vị trí đang khá hấp dẫn trên thị trường tuyển dụng của ngành Game trong thời gian gần đây.

    Ở những loạt bài trước, mình đã từng chia sẻ với các bạn những vị trí và vai trò có thể đảm nhận trong một team Game Designer.

    [Tìm hiểu thêm]. Các vị trí trong một team Game Designer

    Những vai trò này chỉ thực sự phân hóa rõ rệt khi được đặt trong một dự án lớn với khối lượng công việc đủ nhiều tại những studio/công ty game chuyên về product tầm cỡ thế giới.

    Thế nhưng, ở những studio tại Việt Nam với những sản phẩm vừa và nhỏ. Dĩ nhiên, quy mô sản phẩm lẫn khối lượng công việc chưa quá cần thiết để phân tách team Game Designer thành những vị trí quá đặc thù như trên.

    Thế nên, để thích hợp với mô hình hoạt động và linh hoạt về mặt sản phẩm, tiết kiệm chi phí về mặt nhân sự cho các studio Việt Nam. Vị trí Game Product Owner trở thành một mảnh ghép vô cùng phù hợp.

    Vậy Product Owner là gì và Game Product Owner là ai?

    1.PRODUCT OWNER LÀ GÌ?

    Product Owner (hay còn gọi là PO) là một thành viên trong Scrum Team. Product Owner là người chịu trách nhiệm cuối cùng cho dự án về mặt sản phẩm. Là người quyết định cuối cùng trong các vấn đề lựa chọn tính năng, giải quyết các vấn đề của khách hàng, thứ tự công việc và độ ưu tiên.

    Với vai trò “người sở hữu” sản phẩm, sự hài lòng của Product Owner đôi khi cũng được xem như sự hài lòng của khách hàng. Một Product Owner giỏi sẽ là người có thể thấu hiểu những nhu cầu của khách hàng. Trong một số trường hợp đặc biệt thì Product Owner chính là người tạo ra nhu cầu đó. Đồng thời, cân đối được những điều này với các vấn đề khác, như chi phí sản xuất, chất lượng đội ngũ thực hiện công việc.

    Khách hàng ở đây có thể là thị trường, người chịu trách nhiệm định hướng sản phẩm hoặc đơn giản hơn là bộ chỉ số tiêu chuẩn (key metrics) của dòng sản phẩm mà bạn đang hướng đến.

    2.NHIỆM VỤ CỦA PRODUCT OWNER

    Product Owner là gì

    Nhiệm vụ chính của một Product Owner sẽ bao gồm:

    • Quản lý Backlog.
    • Phối hợp với Scrum Master.
    • Phân tích dữ liệu và đưa ra chiến lược cho dự án.
    • Điều phối đội ngũ sản xuất.

    Vai trò của Product Owner khá quan trọng trong quy trình Scrum, họ là người đại diện cho khách hàng để làm việc với đội ngũ sản xuất (Product Team).

    Khi có vấn đề phát sinh xoay quanh sản phẩm, Product Team sẽ có quyền đặt câu hỏi và Product Owner phải là người giải đáp những thắc mắc của họ một cách hợp lí nhất. Tất cả hướng đến một mục đích chung là cho ra đời những sản phẩm và tính năng khiến người dùng hài lòng.

    Vị trí Product Owner cực kì phổ biến trong ngành công nghiệp phần mềm.

    Chắc hẳn, sau khi được mình giới thiệu về vị trí Product Owner, các bạn sẽ nhận thấy vị trí này có những điểm khá tương đồng đối với vai trò và vị trí của một Game Designer trong một dự án Game.

    Vậy một Game Product Owner hay Product Owner acting Game Designer sẽ có những ưu điểm gì?

    3.GAME PRODUCT OWNER LÀ GÌ?

    Game Product Owner

    Game Product Owner là người đảm nhận hai nhiệm vụ chính: Game DesignerProduct Owner. Vị trí Game Product Owner được khuyến khích sử dụng cho những dự án vừa và nhỏ.

    Một Game Product Owner sẽ cần sở hữu kiến thức của hai mảng:

    • Kiến thức về Game Design
    • Kiến thức về Data

    Đối với những phương thức sản xuất game truyền thống cách đây nhiều năm. Một Game Designer có “game sense” tốt (hay còn gọi là cảm quan về game) và sáng tạo đôi khi sẽ có phần được đánh giá cao hơn việc suốt ngày chăm chú và đắm chìm trong những con số của Data.

    Tuy nhiên, đối với những dự án vừa và nhỏ. Đặc biệt là những dự án Hyper Casual Game. Bất cứ một thay đổi nào của bạn nếu chỉ dựa trên “bản năng” mà không có bất cứ một minh chứng nào được đo đạc bằng các con số và dữ liệu. Đôi khi sẽ gây ra những thiệt hại vô cùng lớn cho game.

    [Tìm hiểu thêm]. Hyper Casual Game là gì?

    Trong nhiều trường hợp, nếu không có data, bạn cũng chẳng thể nào biết được mình đã làm gì khiến chỉ số của game tụt dốc một cách thảm hại. Và sẽ rất dễ rơi vào lí luận:

    Các game khác đều làm thế mà!

    Thế nên, bộ kiến thức về Game Design và Data sẽ là một cặp “song kiếm hợp bích” hữu hiệu nếu bạn muốn trở thành một Game Product Owner giỏi.

    4.MÔ HÌNH QUẢN LÝ CÔNG VIỆC CHO GAME PRODUCT OWNER

    Với một vị trí khá đặc biệt như Game Product Owner. Liệu bạn có thắc mắc rằng mình cần sắp xếp công việc như thế nào cho hiệu quả?

    Sau đây, mình sẽ chia sẻ với các bạn một mô hình quản lý công việc mà bạn có thể tham khảo cho vị trí Product Owner acting Game Designer.

    Mô hình này bạn có thể áp dụng theo từng Sprint của Scrum. Với thời gian của mỗi Sprint là 2 tuần. Là khoảng thời gian tiêu chuẩn của ngành công nghiệp phần mềm.

    Mô hình template làm việc cho Game Product Owner

    Mô hình sẽ trải qua các bước sau:

    • Research & Analyze
    • Game Design Document
    • Backlogs
    • Production
    • Initial/Change Analysis
    • Release

    a.Research & Analyze

    Bước đầu tiên trong mô hình này là Research & Analyze. Phần này sẽ bao gồm các hạng mục:

    • Nghiên cứu và khảo sát thị trường.
    • Tìm ra các USP (Unique Selling Point) của game là gì? Thị trường mục tiêu đặt tại đâu?
    • Ước lượng sơ bộ về khả năng thực thi.

    Có một sai lầm rất hay gặp ở những Game Product Owner chưa có nhiều kinh nghiệm khi khảo sát thị trường. Là họ hay có xu hướng nghiên cứu và chơi các game dựa theo sở thích của mình. Sau đó xuất hiện mong muốn được thực hiện các sản phẩm tương tự. Trong nhiều trường hợp là những sản phẩm có khối lượng công việc không hề nhỏ.

    Điều này về cơ bản là không sai. Tuy nhiên, nếu Game Product Owner chỉ đơn thuần quyết định dựa trên cảm giác cá nhân. Thì tỉ lệ rất cao bạn sẽ có những quyết định sai lầm.

    Việc nghiên cứu và khảo sát thị trường luôn đặt ưu tiên cao nhất cho việc tìm ra nhu cầu của người chơi tại những ngách riêng biệt. Tại những ngách này, căn cứ vào thực lực của đội ngũ sản xuất và dữ liệu thu thập được từ các nguồn đáng tin cậy. Bạn sẽ cần xác định được USP cho sản phẩm của mình từ ngách bạn đã chọn.

    USP ở đây có thể là chất lượng code, độ mượt mà của sản phẩm, đồ họa hoặc một chủ đề (theme) bạn đã khảo sát là đang được ưa thích từ đại đa số những người dùng có liên quan đến ngách của bạn.

    [Tìm hiểu thêm]. Các phương pháp chọn ngách cho Game

    b.Game Design Document

    Game Design Document là một công việc đã quá quen thuộc đối với bất cứ Game Designer nào.

    Nếu chưa biết cách viết một Game Design Document hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY

    Đối với một Game Product Owner. Game Design Document có thể xem như Product Backlogs.

    Game Design Document có thể dùng để thực hiện việc lên kế hoạch công việc ở mức định tính. Như ước lượng tiến độ, lập kế hoạch sản xuất, lên các roadmap cho sản phẩm.

    c.Backlogs

    Đây là phần rất đặc thù cho vị trí Product Owner, viết backlogs.

    Backlogs của một Game Product Owner thực chất sẽ được breakdown ra từ Game Design Document ở mức độ chi tiết hơn để đội ngũ sản xuất có thể thực thi một cách hiệu quả nhất.

    Việc này giúp bạn có thể lên kế hoạch cho Game ở mức định lượng. Giúp việc tính toán thời gian hoàn thành được trở nên chính xác hơn.

    Backlogs có thể được dùng để xây dựng checklist dành cho bộ phận QA/QC

    d.Production

    Tiếp theo là giai đoạn Production. Tại giai đoạn này, các team sẽ tiến hành tiếp nhận các backlogs thuộc chuyên môn của mình.

    Các Lead Team hoặc thành viên có thể tiến hành tạo các backlog hoặc subtask ở nhánh phụ nếu cần để phân phối và phân mảnh các công việc cần làm.

    Tại bước này, Game Product Owner sẽ cần thực hiện các nhóm backlogs thuộc công việc của mình như một Game Designer là thành viên của đội ngũ sản xuất. Đồng thời, phụ trách quy trình quản lý tiến độ của backlogs như một Product Owner.

    e.Initial/Change Analysis

    Tiếp theo là bước xác định Initial/Change Analysis để xác định những chức năng mới được cài đặt, những tinh chỉnh trên những chức năng cũ sẽ có những ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe chung của sản phẩm.

    Đây là lúc Game Product Owner phát huy khả năng về mặt Data của mình. Bạn sẽ cần làm việc với Data Team (cụ thể là Data Engineer) hoặc tự mình thực hiện, để hoàn thành các bảng Analysis.

    Quy trình thực hiện các Analysis này sẽ được chia sẻ chi tiết hơn ở các bài viết sau.

    f.Release

    Bước cuối cùng, sau khi xác định các phần trên đã hoàn thành. Bạn có thể tiến hành release những thay đổi của mình trên sản phẩm. Kèm theo đó là theo dõi những chỉ số do Data mang lại.

    LỜI KẾT

    Trên đây là những giới thiệu sơ lược của mình đến các bạn về Game Product Owner. Và những tính chất công việc, phẩm chất cần có để trở thành một Product Owner acting Game Designer giỏi.

    Với đặc thù những dòng sản phẩm mà khá nhiều các studio Việt Nam theo đuổi, chắc chắn vị trí này sẽ rất hot trong thời gian sắp tới.

    Để trang bị cho các bạn những kiến thức và kĩ năng để có thể đảm nhiệm tốt vị trí này. Mình sẽ chia sẻ thêm nhiều quy trình và phương thức làm việc nữa trong những bài viết sau.

    Các bạn có thể chia sẻ nhu cầu và suy nghĩ của mình bên dưới phần bình luận nhé!

    Nếu cảm thấy bài viết có ích, hãy giúp mình chia sẻ nhé:
    ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH LEVEL UP CÙNG THIẾT KẾ GAME
    HƯỚNG DẪN BẰNG VIDEO CLIP
    VIỆC LÀM CHO GAME DESIGNER

    THÔNG TIN TÁC GIẢ

    thiet-ke-game

    CHRISTIAN NGUYỄN

    • Người sáng lập Thiết kế Game.
    • Công việc hiện tại: Lead Game Designer, Training, Coaching, Knowledge Management.
    • Thế mạnh: Thiết kế Game và Quản lí dự án
    • Kĩ năng bổ trợ: UI/UX Designer, Web Design, Game Trailer, Sound Design
    • Sở thích: Chơi game, thể thao, đọc sách & chia sẻ kiến thức

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    0 Comments
    Inline Feedbacks
    View all comments